ngân hàng
Qua các phân tích về thực trạng triển khai KPI trong quản trị hiệu suất làm việc tại các ngân hàng, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam khi ứng dụng KPI trong quản trị hiệu suất làm việc của ngân hàng, cụ thể nhƣ sau:
- Thứ nhất, cần có sự đồng thuận và cam kết thực hiện của tập thể lãnh đạo
và nhân viên trong doanh nghiệp, sau đó là sự hỗ trợ của khách hàng, nhà cung cấp và các tổ chức khác bên ngoài doanh nghiệp. Từ cơ sở lý thuyết ta thấy, sự cộng tác của các bên có liên quan trong quá trình triển khai KPI là một trong bốn yếu tố nền tảng để triển khai thành công KPI, và đồng thời, đây cũng là một trong những nhân tố chính quyết định sự thành công khi triển khai KPI. Do đó, các ngân hàng Việt Nam cần chú trong đến yếu tố này khi triển khai áp dụng KPI trong quản trị hiệu suất của doanh nghiệp.
- Thứ hai, cần có sự tƣơng tác thƣờng xuyên giữa lãnh đạo và nhân viên để
có sự điều chỉnh kịp thời trong quá trình triển khai KPI. Sự tƣơng tác này không những giúp lãnh đạo biết đƣợc mức độ thực hiện công việc của nhân viên, biết đƣợc mức độ hoàn thành mục tiêu trong KPI, mà còn giúp lãnh đạo biết đƣợc những thế mạnh và hạn chế của nhân viên, từ đó có sự khuyến khích và thực hiện đào tạo các kiến thức và kỹ năng, định hƣớng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của ngân hàng. Ngoài ra, sự tƣơng tác này còn góp phần gắn kết và thúc đẩy mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, góp phần ổn định trong nhân sự và cam kết làm việc lâu dài với doanh nghiệp.
- Thứ ba, cần phải có hệ thống thông tin cho phép cập nhật thƣờng xuyên, kịp
thông tin theo dõi từ quá trình ghi chép, thống kê và phân tích đến đƣa ra kết quả báo cáo, giúp các nhà quản lý và điều hành ra quyết định nhanh. KPI không thể chỉ là một hệ thống đánh giá để khen thƣởng và trả lƣơng cho các cá nhân mà phải nhìn nhận là một công cụ hữu hiệu để điều hành và ra quyết định kinh doanh nhanh nhất, chính xác nhất có thể. Đây cũng chính là một trong những yếu tố nền tảng cần thiết phải có khi triển khai KPI.
- Thứ tƣ, việc đánh giá không chỉ dừng lại ở hiện tại, mà còn nhắm đến sự
phát triển trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Nhƣ trình bày trong phần cơ sở lý luận, KPI là một tập hợp các chỉ tiêu đo lƣờng tập trung vào hiệu quả hoạt động doanh nghiệp quyết định sự thành công hiện tại và trong tƣơng lai của doanh nghiệp, đồng thời khi áp dụng KPI cần chú trọng đến chiến lƣợc phát triển lâu dài trong doanh nghiệp. Đồng thời, khi triển khai KPI trong quản trị hiệu suất, ngân hàng chú trọng đến việc đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng cho các cấp trong ngân hàng, và điều này cũng đã tạo ra những thành công đáng kể khi áp dụng KPI trong quản trị hiệu suất làm việc. Đây cũng đƣợc xem là một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng mà các ngân hàng Việt Nam cần quan tâm khi áp dụng KPI trong quản trị hiệu suất.
- Thứ năm, đa dạng các chỉ tiêu đánh giá, các chỉ tiêu đánh giá dựa trên nhiều
phƣơng diện khác nhau. Mặc dù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, khi áp dụng KPI trong quản trị hiệu suất làm việc, ngân hàng không chú trọng hoàn toàn vào lĩnh vực tài chính, mà đã sử dụng rất nhiều chỉ tiêu KPI khác nhau để quản trị hiệu suất làm việc, từ tài chính đến phi tài chính, từ đối tƣợng là cổ đông, khách hàng, đến xã hội. Theo David Parmenter (2007), mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC) có ảnh hƣởng đáng kể trong việc triển khai KPI, trong khi đó mô hình thẻ điểm cân bằng hƣớng việc quản trị hiệu suất doanh nghiệp theo bốn khía cạnh chính, đó là: tài chính, quy trình nội bộ, khách hàng, học hỏi và phát triển (Đặng Thị Hƣơng, 2010). Chính vì vậy, khi xây dựng tiêu chí đánh giá, các ngân hàng Việt Nam cần đa dạng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với việc quản trị hiệu suất làm việc trong hiện tại, và phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
KPI là một công cụ đƣợc sử dụng khá phổ biến trong quản trị hiệu suất của doanh nghiệp, và đã đƣợc rất nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực trên thế giới áp dụng thành công. Đứng trƣớc áp lực toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các ngân hàng Việt Nam cần phải học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới trong nhiều hoạt động, đặc biệt là công tác quản trị hiệu suất làm việc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các ngân hàng Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm đƣợc rút ra nhƣ: thứ nhất, cần có sự đồng thuận và cam kết thực hiện của tập thể lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp, sau đó là sự hỗ trợ của khách hàng, nhà cung cấp và các tổ chức khác bên ngoài doanh nghiệp; thứ hai, cần có sự tƣơng tác thƣờng xuyên giữa lãnh đạo và nhân viên để có sự điều chỉnh kịp thời trong quá trình triển khai KPI; thứ ba, cần phải có hệ thống thông tin cho phép cập nhật thƣờng xuyên, kịp thời kết quả thực hiện KPI; thứ tƣ, việc đánh giá không chỉ dừng lại ở hiện tại, mà còn nhắm đến sự phát triển trong tƣơng lai của doanh nghiệp; thứ năm, đa dạng các chỉ tiêu đánh giá, các chỉ tiêu đánh giá dựa trên nhiều phƣơng diện khác nhau.