Công nghệ máy móc có hiện đại tới mấy cũng không thể thay thế bàn tay con người. Con người là yếu tố cốt lõi của mọi hoạt động trong nền kinh tế xã hội. Trong hoạt động của Ngân hàng cũng vậy, để phát triển cho vay thì cần đi cùng với việc nâng cao chất lượng nhân sự để phục vụ, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự
Việc tuyển dụng cán bộ trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng thường có những đặc thù riêng. Yêu cầu về trình độ đối với một chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân không thiên về trình độ tài chắnh công ty mà đặc trưng của hoạt động này thiên về hiểu biết xã hội, đòi hỏi độ nhạy bén khá cao trong giao tiếp trực tiếp cũng như thuyết phục khác hàng tin dùng sản phẩm. Do đó, vấn đề kinh nghiệm hay bằng cấp không nên được đặt nặng mà cần có những chế độ tuyển dụng khác biệt để chiêu mộ người tài, vắ dụ như: Tuyển dụng các sinh viên có học lực khá trở lên, nhằm chiều mộ người tài ngay khi còn chưa tốt nghiệp. Sinh viên năm 3 hoặc năm 4 có chuyên đề thực tập liên quan đến lĩnh vực ngân hàng có thể được thực tập, tham gia vào các dự án hoặc thử việc tại các bộ phận của Ngân hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng một cách chủ động, bố trắ sắp xếp cán bộ theo từng vị trắ công việc phù hợp với khả năng, trình độ để phát triển tối đa tắnh sáng tạo và năng suất làm việc của từng cá nhân. Xây
dựng chế độ đãi ngộ hấp dẫn để thu hút nguồn nhân lực giỏi, có kinh nghiệm từ bên ngoài về làm việc cho chi nhánh.
Tăng cường công tác đào tạo và tái đào tạo
Muốn có chất lượng tắn dụng tốt, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh trong tình hình mới, VRB chỉ nên đưa những cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào làm nghiệp vụ tắn dụng. Chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ tắn dụng để tiếp cận với xu thế hội nhập và tiến trình hiện đại hoá của ngành Ngân hàng. Thực hiện tốt công tác giáo dục chắnh trị tư tưởng cho từng cán bộ, làm rõ trách nhiệm cá nhân trong các khâu công việc. Muốn vậy, Ngân hàng cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động tập thể cho cán bộ như thăm quan, văn nghệ, tổ chức hội thi cán bộ tắn dụng giỏi, làm căn cứ đánh giá phân loại, cử cán bộ đi học tập và tạo điều kiện cho cán bộ tiếp tục theo học cao học, văn bằng hai... Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ, kiến thức về sản phẩm nhằm khuyến khắch tinh thần tự giác học hỏi. Lấy hiệu quả công việc của từng cán bộ tắn dụng để đánh giá năng lực và phẩm chất của họ, không vì bằng cấp hay quan hệ mà đánh giá chủ quan.
Cơ chế đãi ngộ hợp lý
Bên cạnh các chắnh sách về tuyển dụng và đào tạo thì việc Ộgiữ chân nhân tàiỢ cũng là một bài toán khó mà VRB cần lời giải đáp hiện nay. Việc người lao động mong muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động, có thu nhập xứng đáng và có cơ hội thăng tiến là hoàn toàn chắnh đáng. Chắnh vì thế, ngoài chế độ lương cố định, VRB cũng cần có chế độ phúc lợi, thưởng và cơ chế ưu tiên lao động phù hợp với các đối tượng nhân viên.
Tắn dụng cho vay tiêu dùng gặp nhiều rủi ro hơn các khách hàng khác nên cần có mức khen thưởng khi hoàn thành tốt các gói dịch vụ cho vay. Đồng thời cán bộ tắn dụng cũng phải chịu phạt khi món vay mình quản lý có vấn đề như chuyển thành nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi mà nguyên nhân là do
minh là đòn bẩy cho cán bộ tắn dụng hăng hái làm việc, có trách nhiệm hơn từ đó sẽ giảm thiểu rủi ro tắn dụng và đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng hơn.
Công tác đề bạt các vị trắ lãnh đạo cần được thực hiện một cách khách quan, chắnh xác nhằm lựa chọn được cán bộ có đủ trình độ và năng lực; cổ vũ và khuyến khắch tinh thần cầu tiến, không ngừng vươn lên của toàn thể nhân viên.
3.3.4. Giải pháp khác
Phát triển công nghệ hiện đại là yêu cầu tất yếu đặt ra cho các ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Trong tương lai gần, việc ứng dụng công nghệ trong việc quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, từ đó đưa ra những phân tắch khách hàng với độ chắnh xác cao trở thành một xu hướng chung của toàn ngành ngân hàng. Một trong các ứng dụng của việc quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng là hệ thống CRM (Customer Relationship Management). Hệ thống này sẽ liên kết với các cơ sở dữ liệu hiện có tại ngân hàng để đưa ra các thông tin của khách hàng, từ đó có thể phân tắch, hình thành danh sách khách hàng tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý.
Hiện nay, hệ thống CRM đã được đưa vào ứng dụng tại các ngân hàng, tuy nhiên thời gian đầu vẫn chỉ dừng lại ở bước chạy thử và chưa được sử dụng thường xuyên, nhưng chắc chắn một điều rằng: việc nghiên cứu, xây dựng và sáp dụng triển khai hệ thống này trong tương lai chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho VRB trong việc tiếp cận khách hàng và thúc đẩy các hoạt động bán hàng nói chung cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
3.4. KIẾN NGHỊ