PHÓ PHÒNG KTNB

Một phần của tài liệu TÓM TẮT - HƯƠNG - BVDCCT (Trang 34 - 35)

+ Đưa ra ý kiến về tính hiệu lực và đầy đủ trong kiểm soát rủi ro

+ Phát triển và duy trì một chiến lược định hướng cho hoạt động KTNB

 Kiểm toán viên nội bộ: Hoạt động dưới sự kiểm soát của phó phòng KTNB. Công ty cần tạo điều kiện cho các kiểm toán viên nội bộ tham gia các chương trình đào tạo phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nhằm tăng tính hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ. Nội dung công việc bao gồm:

+ Lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quản trị

+ Lĩnh vực kiểm toán hoạt động: kiểm toán tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh

Chú thích: → Quan hệ chỉ đạo

Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ phận Kiểm toán nội bộ tại Công ty cp ô tô Quang Phi Hùng

-Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát định kỳ. Hiện nay, công tác giám sát định kỳ còn mang tính hình thức, thường báo trước để các bộ phận chuẩn bị nên thường mang tính đối phó hơn là giám sát. Vì vậy, Công ty cần phải thực hiện giám sát với thái độ nghiêm khắc, thường xuyên kiểm tra đột xuất để đánh giá thực tế tình hình. Sau khi giám sát, Công ty cần công khai kết quả thanh tra, giám sát tại cuộc họp giao ban đầu ngày, và dán kết quả lên bảng thông báo chính của công ty để toàn thể cán bộ nhân viên biết và ngày càng tự hoàn thiện bản thân cũng như góp phần vào công cuộc hoàn thiện hệ thống kiểm soát chung của Công ty.

-Ban Giám Đốc yêu cầu các trưởng phòng báo cáo ngay mọi trường hợp gian lận hoặc nghi ngờ gian lận, các trường hợp vi phạm nội quy, quy định của Công ty cũng như quy định của pháp luật có khả năng làm giảm uy tín của Công ty và gây thiệt hại về kinh tế. Nếu không kịp thời phát hiện thì các trưởng phòng cũng phải chịu trách nhiệm chung với cán bộ nhân viên vi phạm. Điều này sẽ khiến đội ngũ quản lý trực tiếp phải chú ý hơn đến sự việc xảy ra xung quanh mình, tránh thái độ thờ ơ.

BAN GIÁM ĐỐCTRƯỞNG PHÒNG KTNB TRƯỞNG PHÒNG KTNB

PHÓ PHÒNG KTNB

Kiểm toán viên nội bộ thứ 1

Kiểm toán viên nội bộ thứ 2

Kiểm toán viên nội bộ thứ 3

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển, Nhà nước luôn hướng đến việc xây dựng một nền tài chính lành mạnh, làm cơ sở để tăng cường và phát triển kinh tế bền vững. Trên cơ sở phân tích và đánh giá ưu, nhược điểm của HTKSNB trong công ty CP ô tô Quang Phi Hùng được trình bày ở chương 3, tác giả sử dụng lý thuyết của COSO năm 2013 làm nền tảng để đưa ra những giải pháp của mình. Các giải pháp này vẫn dựa vào các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 nhóm giải pháp về: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi rohoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu ra một số kiến nghị để đảm bảo tính hiệu quả cho các giải pháp.

Tuy nhiên, không phải tất cả những hạn chế, yếu kém tồn đọng trong đơn vị đều có thể giải quyết một cách triệt để nếu chỉ dựa trên những cơ sở do những ràng buộc và giới hạn về cân đối giữa lợi ích – chi phí khiến nó không thể thực hiện được. Do vậy, những giải pháp nêu trên có thể không khái quát hết những thực trạng của doanh nghiệp nhưng qua đó, tác giả mong muốn có thể giúp đơn vị khắc phục và giảm bớt những hạn chế nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát nội bộ, góp phần làm cho hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả.

Trên đây chỉ là một số giải pháp trước mắt, thực tế còn tiềm ẩn những rủi ro mới đòi hỏi công ty phải theo dõi, nghiên cứu nhằm kịp thời có những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và kiểm soát chúng.

KẾT LUẬN

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường công tác quản lý trong đó có việc hoàn thiện HTKSNB là nhiệm vụ trọng tâm của các đơn vị nói chung và công ty CP ô tô Quang Phi Hùng nói riêng. HTKSNB tại công ty đã được quan tâm xây dựng trong thời gian gần đây, tuy nhiên cùng với sự phát triển, đổi mới nhanh chóng của nền kinh tế, sự mở rộng quy mô, loại hình đào tạo, sự phức tạp trong công tác quản lý điều hành… đã khiến cho HTKSNB ở đây bộc lộ nhiều hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển của công ty.

Thông qua khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty để nhìn thấy những ưu điểm, nhược điểm trong hệ thống, đánh giá cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của đơn vị, quan điểm của người lãnh đạo đối với tạo lập một hệ thống kiểm soát nội bộ, tác giả dựa vào đó để xây dựng các giải pháp, những kiến nghị giúp đơn vị hoàn thiện hơn hệ thống, đó cũng chính là mục tiêu của đề tài.

Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp, mặc dù đã được sự giúp đỡ của các nhân viên trong công ty, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy TS. Nguyễn Hữu Phú, nhưng do sự hiểu biết của bản thân chưa sâu rộng, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến phê bình, góp ý của thầy giáo và những người quan tâm để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT - HƯƠNG - BVDCCT (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w