bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Không thể xếp điều kiện này chung với điều kiện về tính phân biệt của dấu hiệu và khả năng gây nhầm lẫn với các dấu hiệu được bảo hộ khác.
3.3 Không có khả năng gây nhầm lẫn với các dấu hiệu đã được pháp luật bảohộ hộ
Nếu dấu hiệu có khả năng phân biệt là điều kiện bắt buộc để xem dấu hiệu có chức năng phân biệt để chỉ nguồn gốc sản phẩm; thì dấu hiệu cũng cần đáp ứng điều kiện không được trùng hay có khả năng gây nhầm lẫn với các dấu hiệu được bảo hộ khác thì mới được pháp luật chấp nhận bảo hộ. Trong các bài nghiên cứu về hình ảnh tổng thể thương mại, điều kiện về khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu luôn được nhắc đến. Để đưa ra được kết luận thì pháp luật của các nước thường dựa trên các tiêu chí để đánh giá sự tương tự giữa các dấu hiệu cần xem xét. Nội dung của phần này thường được áp dụng trong hai trường hợp. (i) Thứ nhất, nếu dấu hiệu nộp đơn có khả năng gây nhầm lẫn với các dấu hiệu có trước đã được pháp luật bảo hộ thì dấu hiệu nộp đơn sẽ bị từ chối cấp văn bằng vì không có sự phân biệt. (ii) Thứ hai, chủ sở hữu những dấu hiệu đã được pháp luật bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá sự tương tự giữa các dấu hiệu để xác định hành vi vi phạm của dấu hiệu sử dụng sau. Trên thực tế, những quy định này thường được thực thi trong trường hợp thứ hai, nghĩa là khi chủ sở hữu hợp pháp của một dấu hiệu cho rằng người sử dụng dấu hiệu tương tự, có mục đích lợi dụng uy tín mà dấu hiệu đó đã xây dựng được trên thị trường nhằm trục lợi.