1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid 19 cảnh đại dịch Covid 19
Một là, cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán để tăng quy mô chất lượng hàng hóa, tăng tính thanh khoản và nguồn cung cho thị trường. Về mặt tổ chức thực hiện, các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cần khẩn trương hoàn thành việc phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý theo đúng quy định tại Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020", trong đó nêu rõ tiến độ, cơ quan, tổ chức thực hiện, người chịu trách nhiệm; tích cực nghiên cứu ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho dịch vụ. Về công tác giám sát, kiểm tra, cần tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và quản lý, sử dụng vốn nhà nước. Bổ sung nội dung kiểm tra, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong việc chấp hành kỷ luật hành chính khi thực hiện kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; trách nhiệm người đứng đầu trong việc tổ chức, hoàn thành kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm; bổ sung danh mục thanh tra đối với các doanh nghiệp chậm quyết toán tại thời điểm chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Định kỳ công bố công khai thông tin về tiến độ và kết quả thực hiện về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó nêu rõ tên đơn vị hoàn thành, tên đơn vị còn chậm tiến độ... làm cơ sở để đánh giá tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Khi các vấn đề này được đảm bảo thực hiện hiệu quả sẽ góp phần rất lớn vào việc ổn định và phát triển bền vững thị trường chứng khoán.
51
Hai là, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã gây không ít khó khăn cho các cá nhân, tổ chức, công ty kinh doanh chứng khoán, do vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/6/2021 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2021, theo đó, giảm một số phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán cho các đối tượng này. Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến khó lường và chưa có hồi kết, vì vậy, cần tiếp tục tăng thêm thời gian có hiệu lực của Thông tư số 47/2021/TT-BTC so với thời gian có hiệu lực giới hạn như hiện nay để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư kinh doanh vào thị trường chứng khoán.
Ba là, cần tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư và các thành viên thị trường chứng khoán. Hiện nay, nhà đầu tư cá nhân chiếm số lượng chủ yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, do đó, nếu không có chính sách hỗ trợ họ trong bối cảnh khó khăn hiện nay thì dưới tác động của tâm lý sẽ dễ tạo nên xu hướng bán tháo, rời bỏ thị trường, tác động trực tiếp tới các công ty niêm yết cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán. Mặc dù Chính phủ đã có các quy định giảm mức phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán, tuy nhiên, Chính phủ cũng nên cân nhắc miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thuế giao dịch chứng khoán hiện nay là 0,1%/giá trị giao dịch từng lần và thuế 5% đánh vào phần cổ tức nhận được bằng tiền mặt. Việc miễn, giảm thuế này nên được áp dụng cho đến khi thị trường ổn định trở lại nhằm góp phần kích thích nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, để có sự cân bằng, đa dạng về phía cung của thị trường chứng khoán, Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ hiệu quả, kịp thời để các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hàng không, du lịch… có thể vực dậy hoạt động trước đại dịch Covid-19, tăng giá trị vốn hóa của doanh nghiệp, tạo sự đa dạng về phía cung của thị trường chứng khoán.
Bốn là, UBCKNN cần triển khai đồng bộ các giải pháp để có thể đảm bảo thị trường hoạt động ổn định trong thời gian tới. Trong đó, UBCKNN cần tập trung nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn vào thực tiễn, tạo động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Để đưa Luật Chứng khoán 2019 vào thực tiễn một cách hiệu
52
quả, đầu tiên cần tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các thành viên thị trường về Luật Chứng khoán 2019 cùng với các văn bản hướng dẫn, đồng thời cũng phải nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần gấp rút hoàn thành xây dựng Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021 - 2030 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn về dài hạn. Ngoài ra, cần tiếp tục tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Năm là, cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp để đảm bảo hệ thống giao dịch được thông suốt, hạn chế thấp nhất tình trạng bị nghẽn lệnh giao dịch. Hoàn thành dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giao dịch, thanh toán nhằm triển khai các sản phẩm tài chính mới, nghiên cứu triển khai số hóa các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán, áp dụng các công nghệ tài chính mới (Fintech); chuẩn hóa hoạt động mở tài khoản trực tuyến (e- contract); xác thực khách hàng trực tuyến (eKYC); thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng khoán; xây dựng các giải pháp dự phòng khi tình trạng nghẽn lệnh giao dịch xảy ra… Tất cả các công việc này cần được tiến hành một cách khẩn trương, đảm bảo đúng tiến độ, lộ trình để giúp cho hệ thống giao dịch được hoạt động một cách trơn tru, tạo tiền đề phát triển thị trường chứng khoán hiện đại, an toàn và nhanh chóng.
Sáu là, để theo dõi sát các biến động của thị trường chứng khoán, trước mắt cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, cải thiện nền tảng giao dịch, thanh toán bù trừ; cần phát triển thị trường chứng khoán theo chiều sâu, tăng năng lực chống chịu với các cú sốc bên ngoài; chú trọng nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính và thị trường chứng khoán; hiện đại hóa các công cụ, hình thức thanh tra, giám sát; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường chứng khoán và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bằng cách thực thi chế tài nghiêm minh. Cụ thể, UBCKNN nên yêu cầu Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và HOSE cũng như Trung tâm Thông tin chứng khoán tăng cường công tác giám sát; phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các hành vi trục lợi và tung tin đồn, yêu cầu các
53
công ty chứng khoán thực hiện báo cáo hằng ngày, đặc biệt là tình hình giao dịch quỹ, ký quỹ, tuân thủ nghiêm các quy định về giao dịch.
2. Định hướng phát triển dịch vụ MGCK của CTCK Rồng Việt
Một là, đẩy mạnh các hoạt động tạo doanh thu từ phí dịch vụ như môi giới, cho vay trên cơ sở tập trung vào những phân khúc khách hàng có khả năng mang lại biên lợi nhuận cao và có dư địa phát triển. Tăng dư nợ bình quân của hoạt động cho vay trên cơ sở các chính sách cho vay margin vừa linh hoạt và vừa cẩn trọng với mức lãi suất phù hợp. Cần tập trung đẩy mạnh các nghiệp vụ mang lại doanh thu cao như tư vấn, thu xếp vốn, tư vấn M&A. Bên cạnh đó, khai thác có hiệu quả các nghiệp vụ tư vấn tài chính truyền thống như tư vấn IPO, phát hành và niêm yết, thoái vốn… Tiếp tục cải thiện và nâng cao hiệu quả của danh mục đầu tư cổ phiếu; đẩy mạnh hoạt động đầu tư và kinh doanh Trái phiếu doanh nghiệp.
Hai là, gia tăng trải nghiệm khách hàng, đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ, đảm bảo các tiêu chí tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, bảo mật nhằm tăng số lượng và tỷ trọng khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyến. Gia tăng sự hài lòng của khách hàng về sự đa dạng và tính tiện ích của sản phẩm, liên tục cải tiến các sản phẩm hỗ trợ giao dịch, sản phẩm cho vay; phát triển các sản phẩm đầu tư phù hợp với nhu cầu và khẩu vị rủi ro của từng nhóm khách hàng. Mục tiêu quan trọng nhất là giúp khách hàng đầu tư có hiệu quả tốt.
Ba là, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của Rồng Việt: Rà soát, đánh giá và hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng cho từng phân nhóm khách hàng, nhằm đảm bảo tính hấp dẫn và cạnh tranh. Gia tăng niềm tin của khách hàng về uy tín thương hiệu Rồng Việt.
Bốn là, triển khai chiến lược kinh doanh mới và đẩy mạnh các dự án chuyển đổi số. Cải tiến quy trình phương pháp quản trị điều hành nhằm đơn giản hóa quy trình, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc. Hoàn thiện hệ thống kiểm tra-kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.
Năm là, hoàn thiện và ban hành Văn hóa ứng xử của Rồng Việt, cải thiện môi trường làm việc và chính sách đãi ngộ nhằm giữ chân nhân sự hiện hữu có năng lực và tâm huyết; thu hút
54
được nguồn nhân lực mới có chất lượng để đáp ứng yêu cầu mở rộng và phát triển. Tăng cường công tác đào tạo nhằm phát triển năng lực của đội ngũ: đa dạng chương trình, nội dung và phương thức đào tạo: văn hóa, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng. Gia tăng động lực phát triển năng lực bản thân: khuyến khích CBNV liên tục học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm thông qua các cơ chế hỗ trợ và chế độ đãi ngộ-thăng tiến. Tăng cường và đa dạng các chương trình thi đua - khen thưởng: vừa mang tính khích lệ, động viên để thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh, vừa tạo động lực cho CBNV nỗ lực phấn đấu để tăng năng suất-hiệu quả công việc.