II.1. Chuẩn bị thực nghiệm
II.1.1. Chọn bài thực nghiệm
Căn cứ vào mục tiêu của môn địa lý lớp 10, nôi dung chương trình SGK hơn nữa để thấy được hiệu quả của việc sử dụng biểu đồ trong tổ chức các hoạt đông nhận thức, thì yêu cầu bài thực nghiệm phải có hệ thống biểu đồ phong
phú về cả thể loại, hình thức thể hiện và nội dung thể hiện. Do đó tôi đã chọn những bài thực nghiệm sau:
II.1.2. Chọn đối tượng thực nghiệm.
Vì điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ tiến hành thực thực nghiệm đề tài này ở trường THPT Ngô Gia Tự. Tuy nhiên vẫn đảm bảo những yêu cầu, nguyên tắc đã đặt ra.
Trong trường chọn 2 lớp thực nghiệm: Lớp 11A3, lớp 11A6, các lớp đó đáp ứng những yêu cầu sau:
o Trình độ học sinh tương đương nhau, học sinh có ý thức học tập.
o Số học sinh tương đương nhau.
o Không gian và điều kiện học tập tương đương nhau.
o Cùng do một giáo viên giảng dạy.
II.1.3. Chọn giáo viên thực nghiệm
Để đảm bảo tính ổn định tôi chọn một giáo viên dạy cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
o Có trình độ chuyên môn
o Có tâm huyết với nghề, tinh thần trách nhiệm cao.
o Số năm công tác: Từ 5 năm trở lên.
II.2. Tổ chức thực nghiệm.
Sau khi đã chọn bài thực nghiệm, lớp thực nghiệm giáo viên tiến hành dạy tiến hành giảng dạy.
Ở lớp thực nghiệm: Giáo viên soạn giáo án và giảng dạy theo hướng: tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh thông qua khai thác biểu đồ.
Ở lớp đối chứng: Giáo viên soạn giáo án và giảng dạy theo hướng sử dụng biểu đồ với chức năng chính là phương tiện minh họa cho bài giảng.
II.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
II.3.1. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau mỗi bài dạy thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của học sinh bằng các phiếu kiểm tra. Nội dung của các phiếu này kiểm tra cả phần
kiến thức và kĩ năng của học sinh, đồng thời kèm theo phiếu điều tra tâm lí của học sinh sau mỗi tiết học với những phương pháp dạy học khác nhau.
- Về mặt kiến thức: Mục đích của bài kiểm tra là củng cố những nội dung cơ bản sau bài học để đánh giá được hiệu quả và mức độ đạt được của mục tiêu bài học.
- Về mặt kĩ năng: Thông qua các bài kiểm tra đồng thời cũng đánh giá được kĩ năng của học sinh như đọc, phân tích bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ…
II.3.2. Xử lí kết quả thực nghiệm
Quá trình xử lí kết quả thực nghiệm diễn ra theo các bước sau:
- Bước 1: Tiến hành chấm điểm bài kiểm tra ở cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm theo thang điểm 10
- Bước 2: Thống kê kết quả sau khi chấm điểm.
- Bước 3: Tính điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Bước 4: Xử lí kết quả theo những thang bậc từ yếu đến giỏi để so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận.
II.3.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm.
- Nhận xét về mặt định lượng. - Nhận xét về mặt định tính