PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây DỰNG đội NGŨ đoàn kết NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂM sóc, GIÁO dục TRẺ TRONG TRƯỜNG mầm NON (Trang 25 - 27)

1. Ý nghĩa của đề tài:

Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường nói chung bản thân tôi nói riêng.

Tập thể sư phạm đoàn kết, vững mạnh ở đó mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; có ý thức chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, nội quy của đơn vị. Đồng thời luôn thiết tha yêu nghề, mến trẻ, say mê với công việc, phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách lối sống cho trẻ học tập, bắt chước. Tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng phấn đấu vươn lên về mọi mặt; làm việc với tinh thần vui tươi thoải mái, nhanh nhẹn, hoạt bát trong mọi công việc; vui vẻ, chan hòa trong cuộc sống, biết đồng cảm, chia sẻ khó khăn cùng chị em, bạn bè đồng nghiệp. Nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, trí tuệ và mọi mặt cho trẻ cho trẻ.

Để có tập thể sư phạm đoàn kết vững mạnh, người quản lý phải nắm bắt được tình hình của đội ngũ về năng lực chuyên môn, quá trình công tác, sở trường, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý, cá tính của từng người, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và khả năng phát triển của từng giáo viên để có sự quan tâm, sắp xếp bố trí một cách khoa học, hợp lý. Cần lạc quan, tin tưởng vào sự tiến triển của mỗi

cá nhân. Cần tránh những định kiến, nhìn con người một cách tỉnh tại, tránh sự cực đoan, phiến diện khi đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Xây dựng tập thể sư phạm nhà trường vững mạnh đòi hỏi chúng tôi phải tích cực học tập, bồi dưỡng rèn luyện nâng cao năng lực tổ chức, quản lý trở thành người có tính quyết đoán, kiên cường, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Quyết định phải đúng đắn, đã quyết định là bằng mọi cách phải làm cho bằng được và làm có chất lượng, hiệu quả cao. Thuyết phục để mọi người cùng làm và làm một cách vui vẻ, thoải mái, làm bằng cả trái tim, khối óc, bằng sức lực, tâm huyết của mình. Giữ vững tính nguyên tắc trong quản lý, chỉ đạo nhưng vẫn mềm dẽo, linh hoạt trong mọi tình huống; giữ vững tính kỷ luật nghiêm minh trong lao động nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa, phát huy tính năng động, sáng tạo của các thành viên. Cần xây dựng bầu không khí vui tươi, lành mạnh, đoàn kết nhất trí cao trong tập thể sư phạm. Người quản lý phải luôn luôn phấn đấu và thực sự là chỗ dựa vững chắc về tinh thần, đảm bảo sự tín nhiệm cao của tập thể sư phạm nhà trường, đồng nghiệp cũng như phụ huynh, nhân dân và lãnh đạo các cấp.

2. Kiến nghị đề xuất:

- Đảng, Nhà nước ta đang triển khai thực hiện các Nghị định về tinh giản biên chế trong các cơ quan, đơn vị nhà nước; song đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét làm sao phải đủ định biên 2GV/lớp đối với các nhóm lớp trong các trường Mầm non công lập nhằm đảm bảo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

- Đề nghị các cấp tham mưu để thực hiện chế độ trực trưa cho CBQL, GV trong các trường mầm non công lập.

Trên đây là một vài giải pháp quản lý, chỉ đạo về “Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non” mà tôi áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao. Hy vọng rằng, trong thời gian tới sẻ tiếp tục được ứng dụng có hiệu quả tại trường Mầm non trong địa bàn huyện nhà Lệ Thủy cũng như các trường khác bạn trên toàn tỉnh. Với sáng kiến này, tôi chắc rằng vẫn còn nhiều thiếu sót vì vậy rất mong hội đồng khoa học các cấp góp ý bổ sung cho công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi chân thành cám ơn!

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây DỰNG đội NGŨ đoàn kết NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂM sóc, GIÁO dục TRẺ TRONG TRƯỜNG mầm NON (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)