huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên
Hình 13. Bầu không khí khi làm việc
Bầu không khí tâm lý là một trong ba yếu tố khách quan đồ án lựa chọn để nghiên cứu sự ảnh hưởng của kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề của sinh viên. Với cách hiểu bầu không khí chính là trạng thái tâm lý chính trong tập thể, là kết quả của sự tương tác giữa các thành viên trong tập thể đó. Bầu không khí trong lớp học tích cực được biểu lộ ra bên ngoài bằng sự chấp nhận, tôn trọng, đoàn kết.
Tóm lại, những yếu tối chủ quan có mối tương quan và ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập rõ rệt hơn so với những yếu tố khách quan. Xét về yếu tổ chủ quan, yếu tố liên quan đến khả năng tư duy có mối tương quan mạnh nhất, kế tiếp là yếu tố liên quan đến thái độ học tập. Tuy nhiên hai yếu tố này cần có thời gian dài để cải thiện do đó đồ án không tác động vào hai yếu tố này. Bên cạnh đó, sinh viên thực hiện kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập đạt mức độ linh hoạt và thuần thục, nghĩa là họ phải thực hiện thường xuyên không chỉ ở trên lớp, không chỉ dưới sự hưỡng dẫn của giảng viên. Do đó, yếu tốc phương pháp giảng dạy của giảng viên có mức độ ảnh hưởng tới kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập ít hơn so với yếu tố bầu không khí của tập thể lớp học. Bởi bầu không khí tâm lý lớp học liên quan đến trạng thái chủ động, tích cực, tự tin của sinh viên. Vì vậy muốn nâng cao kỹ năng giải tình huống có
vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên không chỉ tác động vào mặt kiến thức kỹ năng mà cần tác động cả vào mặt thái độ và hành vi học tập của sinh viên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Sự hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên chịu sự chi phối của các yếu tối chủ quan và yếu tố khách quan. Trong khuôn khổ đồ án, nhóm tác giải tập trung tìm hiểu những yếu tố chủ quan thuộc về sinh viên bao gồm: vốn tri thức kinh nghiệm của sinh viên về hoạt động học tập trong đó bao gồm vốn tri thức về tình huống có vấn đề, kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề, kết quả học tập, số năm đã theo học, động cơ, mục đích và hứng thú học tập, khí chất của sinh viên.
Trên thực tế cho thấy, việc các bạn học ở trường lớp được đào tạo bài bản về các kiến thức chuyên môn, thế nhưng đó chỉ là kiến thức lý thuyết chứ chẳng mấy ai học được các kỹ năng trong cuộc sống và công việc. Tuy nhiên sau khi ra “trường đời” thì các bạn lại đượ thực hành trước sau đó mới rút ra được bài học cho bản than mình, đó có thể là các kỹ năng mềm trong cuộc sống, có thể là các kỹ năng giải quyết vấn đề nào đó. Trường học và trường đời khác nhau rất nhiều, nếu như bạn không thật sự xử lý khéo léo, giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan thì bạn sẽ rất khó tồn tại được trong xã hội hiện đại này.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP