3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Le
3.3.5 Giải pháp nâng cao công tác quản lý, giám sát tại bộ phận nhà hàng
Các trưởng bộ phận là người sẽ thay thế Giám đốc, vận hành các hoạt động và điều phối công việc cho các nhân viên dưới cấp. Vì vậy, phải là người có kiến thức và các kỹ năng quản trị. Ban Giám đốc cần tạo điều kiện cho nhân viên của mình tham gia vào các lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, làm việc nhóm, các kỹ năng xử lí tình huống nhạy bén và kịp thời và kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu nhân viên của mình,…để từ đó các trưởng bộ phận có thể đánh giá năng lực làm việc của nhân viên, có những nhận xét thưởng phạt, làm động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Các cấp cao luôn là người sẽ đứng ra làm gương cho các nhân viên cấp dưới của mình. Từ các quy trình phục vụ, các tác phong đi lại làm việc phải đúng chuẩn. Nhân viên luôn phải làm theo các quy định đã đề ra, nếu sai phạm sẽ có những mức phạt, kỷ luật thật
nghiêm khắc. Các trưởng bộ phận phải thường xuyên đi kiểm tra công tác làm việc của nhân viên, nhắc nhở và sửa những thiếu sót mà nhân viên mắc phải.
Để có thể sử dụng nguồn lực tốt và một cách hợp lí, các trưởng bộ phận phải xem xét nhân viên có năng lực làm việc như thế nào. Giao công việc cho đúng người đúng việc, tránh xảy ra những sai sót không đáng có, gây chậm trễ thời gian, công suất làm việc của những nhân viên khác.
Trưởng bộ phận nên là người quan tâm, nhắc nhở và động viên nhân viên của mình làm việc có hiệu quả, hoàn thành tốt các công việc được giao. Linh hoạt trong thời gian, sắp xếp ca làm việc cho nhân viên. Tránh tình trạng nhân viên luôn làm những ca cố định liên tục, ảnh hưởng đến đời sống của nhân viên, sắp xếp thời gian làm việc dễ dàng cho nhân viên xoay ca nếu có sự cố xảy ra. Bổ sung nhân sự vào những tháng cao điểm, tránh nhân viên làm việc quá tải, đè nặng áp lực, khối lượng công việc cho nhân viên.
Ngoài ra, các ban quản lý cấp cao nên đặc biệt quan tâm vào các chế độ đãi ngộ, chính sách khen thưởng cho nhân viên của mình, nhằm động viên, khích lệ tinh thần làm việc và khuyến khích họ ở lại làm việc lâu dài, gắn bó với doanh nghiệp. Các chế độ lương, thưởng, các cuộc họp cuối năm, tuyên dương, trao bằng khen là một động lực to lớn để thúc đẩy khả năng làm việc của họ, tăng năng suất lao động. Song song đó, tổ chức các cuộc dã ngoại cho nhân viên, không chỉ xây dựng tính đoàn kết giữa các nhân viên với nhau mà còn là thời gian để nhân viên được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng tích cực để trở lại với công việc và làm việc với tâm trạng thoải mái và tốt hơn.