Tổ ban chiếu dời đơ từ Hoa Lư – Ninh Bình ra Thăng Long (1010-2020). Năm nay Hà Nội cũng kỷ niệm 66 năm ngày Giải phóng Thủ đơ (10/10/1954-10/10/2020). Tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất trong các cuộc chiến tranh giữ nước bảo vệ Tổ quốc, trong xây dựng và phát triển và cũng là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm” với những nét đẹp văn hóa, hào hoa của người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được thế giới tơn vinh là “Thành phố vì hịa bình, Thủ đơ của lương tri, phẩm giá con người…”!
Trong những ngày này đi trên đường phố Thủ đô hiện đại, đẹp đẽ và sâu lắng… ngày càng đổi mới và liên tục phát triển… bên cạnh những niềm vui xen lẫn với tự hào, chúng tôi những người thợ mỏ vùng “Chiến khu Việt Bắc” năm xưa lại nhớ về những kỷ niệm của mùa thu năm ấy, Than Việt Bắc đã góp phần thắp sáng Thủ đô. Cứ mỗi năm qua đi, kỷ niệm cũ lại lùi sâu vào quá khứ, song với các thế hệ thợ mỏ than vùng Thái Nguyên- Quán Triều thuộc “Chiến khu Việt Bắc” không bao giờ phai mờ những ký ức, việc làm đã gắn bó với Thủ đơ trong những ngày đầu giải phóng: Đó là chiến dịch thi đua làm than góp phần thắp sáng Thủ đơ. Xin ngược dịng lịch sử để trở lại những ngày này của năm 1954. Tháng 5 ngày 7, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu...” khiến cho thực dân Pháp phải ngồi vào bàn ký kết hiệp định Giơnevơ và rút quân xâm lược viễn chinh về nước, miền Bắc Việt Nam hồn tồn giải phóng. Sau chín năm kháng chiến cực kỳ anh dũng (1945-1954) từ Thủ đô kháng chiến vùng Việt Bắc, Trung ương, Chính phủ và Bác Hồ đã tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để về tiếp quản Thủ đô. Nhưng sau hiệp định Giơnevơ ký ngày 20/7/1954, vùng than Hòngai - Cẩm Phả là khu vực tập kết 300 ngày của quân đội Liên hiệp Pháp. Phải thua đau trên chiến trường, với bản chất thực dân tàn ác, chúng tìm mọi cách phá hoại nền hồ bình non trẻ của chúng ta, ngồi những âm mưu đen tối, chúng cịn tìm mọi cách
phá hoại nền kinh tế. Chúng gây khó khăn, khơng cung cấp than của vùng Hongai – Hồng Quảng cho Nhà máy điện Yên phụ.
Đứng trước vô vàn những thử thách, gian nan, Bác Hồ và Chính phủ, quân đội về Hà Nội sẽ gặp phải một Thủ đô khơng có điện, khơng có nước. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Bác Hồ, đã lường trước được những âm mưu và thủ đọan thâm độc của thực dân Pháp, nên ngay từ đầu tháng 9 năm 1954 đồng chí Lê Thanh Nghị được Bác Hồ giao nhiệm vụ đã đến trực tiếp chỉ đạo và giao cho mỏ than Quán Triều (nay là Công ty than Khánh hồ – Tổng Cơng ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc -TKV) tập trung mọi cố gắng khai thác đủ than để cung cấp cho nhà máy điện. Phấn
khởi với nhiệm vụ mới được Đảng và Bác Hồ giao cho, lực lượng công nhân của mỏ cùng với thanh niên xung phong đã đoàn kết phối hợp tập trung và tổ chức thi đua lao động với tinh thần hăng hái nhất, họ đã làm việc qn mình, khơng kể thời gian, thời tiết mưa nắng thất thường. Khí thế thi đua của những người cơng nhân dưới chế độ mới được phát huy cao độ, mỏ than Quán Triều khi ấy do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản lý. Với truyền thống yêu nước và cách mạng, toàn thể thợ mỏ vùng Quán Triều- Thái Nguyên đã lao động với tinh thần yêu nước rất cao, tất cả vì Tổ quốc vì Thủ đơ... Chỉ với công cụ lao động thủ công rất thô sơ là cuốc, sẻng, xà beng và đôi vai của người thợ làm việc ngày đêm vừa đào vừa xúc, rồi lại đục than, cạy đá, đội từng thúng than đổ dồn thành từng đống. Mục tiêu thi đua sản xuất của ngày đó là: “Đào- Xúc - Đục - Đội”, sau đó dùng các phương tiện như xe ngựa, xe thồ chuyên chở than về ga Trung Giã. Than tập kết thành từng đống ở đó rồi được xe ô tô Cam nhông chở thẳng về Nhà máy điện Yên Phụ.
Với chiến dịch đặc biệt đó, những người thợ mỏ vùng than Thái Nguyên - Việt Bắc đã làm ra 1.390 tấn than thủ công cung cấp đủ nhu cầu đốt lò chạy máy phát điện cho Nhà máy điện Yên Phụ. Bất chấp âm mưu đen tối của kẻ thù, than Thái Nguyên vẫn đến được nhà máy, điện vẫn được thắp sáng. Thủ đô vẫn lung linh ánh điện. Trong niềm vui ấy những người thợ mỏ vùng Thái Nguyên- Việt Bắc có quyền tự hào được góp chút cơng sức nhỏ bé với Hà Nội mùa thu năm 1954 ấy, đã góp phần “Thắp sáng Thủ đô”!