VIII.A. Kết luận

Một phần của tài liệu AGENDA-2013-Bao-cao-Vietnam (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG VIII. KếT LUậN VÀ KIếN NGHị

VIII.A. Kết luận

h. Dạy nghề và tạo việc làm

i. Các công trình công cộng và giao thông tiếp cận

j. Tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

k. Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận với các chương trình an sinh xã hội và xoá đói giảm nghèo.”55

Năm 2010 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật đầu tiên về người khuyết tật. Luật người khuyết tật Việt Nam quy định người khuyết tật có quyền tham gia bình đẳng vào các lĩnh vực y tế, phục hồi chức năng, giáo dục, việc làm, dạy nghề, các dịch vụ văn hoá xã hội và giải trí, giao thông, các công trình công cộng và công nghệ thông tin. Luật được xem như là kết quả của nỗ lực trong suốt hơn một thập kỷ nhằm xây dựng một khung pháp lý hướng tới một xã hội hoà nhập cho người khuyết tật - ở đó, người khuyết tật có thể tiếp cận với các chương trình và hỗ trợ cần thiết cho sự tham gia một cách đầy đủ của họ vào mọi mặt của đời sống xã hội.

IV.C. Luật Bầu cử

Liên quan đến vấn đề bầu cử, Việt Nam có Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử

Hội đồng nhân dân các cấp.56 Những Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của các cử tri và ứng cử viên, cũng như các cơ quan tổ chức liên quan trong công tác bầu cử.

Điều 1, Chương 1 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Quy định này phù hợp với tinh thần của các văn bản pháp lý quốc tế, ví dụ như UNCRPD. Điều 2 thuộc Chương 1 của Luật cũng quy định về quyền đi bầu cử và ứng cử của tất cả mọi công dân, theo đó:

“Tất cả mọi công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.”57

Những trường hợp ngoại lệ liên quan đến cử tri được quy định trong Khoản 1, Điều 23, Chương 458. Theo đó, “Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và

Một phần của tài liệu AGENDA-2013-Bao-cao-Vietnam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)