cho Việt Nam
Quản lý CTR luôn là vấn đề thách thức của các nước đang phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cùng với việc tăng trưởng kinh tế nhanh và mở rộng các đô thị, thì lượng CTR đô thị của Việt Nam dự báo sẽ tăng gần gấp đôi từ 12,8 triệu tấn năm 2004 lên mức trên 20 triệu tấn năm 2015 và tăng lên 31,3 triệu tấn vào năm 2020. Tuy nhiên, lượng CTR đô thị ở Việt Nam không được thu gom một cách triệt để và hiệu quả. Báo cáo của Bộ TN&MT năm 2011 cho thấy, lượng tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ ở các khu đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ đạt mức 73,81%. Hơn nữa, các phương thức xử lý CTR của Việt Nam còn lạc hậu, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Hình thức xử lý
CTR chủ yếu vẫn là các bãi rác lộ thiên (49 bãi), chôn lấp (91 bãi) nhưng chỉ có 17 bãi rác hợp vệ sinh; hình thức đốt làm nhiên liệu cũng như tái chế CTR còn rất ít.
Dựa trên những phân tích về quản lý CTR đô thị tại Singapo và Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thúc đẩy PPP trong dịch vụ môi trường:
Đối với các phân đoạn thu gom - vận chuyển và xử lý nên có tính tập trung vào một số doanh nghiệp (khuyến khích sự tham gia của tư nhân), nhằm phát huy lợi thế kinh tế nhờ quy mô; tăng khả năng giám sát tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ.
Khu vực thu gom phân chia phù hợp, đủ rộng để các doanh nghiệp đấu thầu tận dụng lợi thế nhờ quy mô; thời gian thực hiện hợp đồng thu gom CTR ở các đô thị đủ lớn (như ở Singapo là 7 năm);
Các hộ gia đình sẽ chịu toàn bộ chi phí xử lý CTR mà họ phát sinh ra. Các doanh nghiệp thu gom có nguồn lợi trực tiếp từ rác phế liệu.
Thị trường xử lý CTR được hình thành với bên cầu là doanh nghiệp thu gom -vận chuyển chứ không phải là chính quyền địa phương, tức là doanh nghiệp thu gom-vận chuyển phải trả toàn phí xử lý CTR khi đổ rác tại các nhà máy xử lý CTR.
Xử lý CTR được tập trung vào số ít doanh nghiệp tại các khu xử lý được Nhà nước quy hoạch. Xây dựng các nhà máy phần lớn được thực hiện thông qua PPP thích hợp; thời hạn hợp đồng thực hiện các khu xử lý tương đối dài, công suất thường trên 1.000 tấn/ ngàyn
VTừ năm 2001, Chính phủ Singapo đã triển khai Chương trình xử lý rác thải nhằm tăng tỷ lệ tái chế
TRAO ĐỔI - DIỄN ĐÀN