Để sắp xếp linh kiện ta tiến hành các bước sau:
- Việc tắt DRC làm thuận tiện trong quá trình di chuyễn, sắp xếp linh kiện, các linh kiện bị chồng lên nhau cũng không bị báo lỗi, bật DRC lên khi cần đi dây hoặc kiểm trac các chân linh kiện có chồng lên nhau hay không.
+ Để tắt DRC ta nhấn vào biểu tượng Online DRC, khung trắng bao quanh các linh kiện sẽ mất đi (Hình 3.45).
Hình 3.45 Ẩn các đường dây
70
- Để người thiết kế đỡ rối đối với những mạch lớn, ta cần tắt các dây màu vàng trước khi sắp xếp, sau khi xong việc thì bật trở lại để bắt đầu chạy mạch in. Để tắt các dây dẫn, ta nhấn vào Reconnect mode (Hình 3.46).
Hình 3.46 Ẩn chữ
- Nhìn vào màn hình ta thấy rất nhiều chữ có màu xanh lá, làm mạch điện khó nhìn hơn, ta ẩn những chữ này ta nhấn vào Colors Setting nhấp vào ô màu xanh là ở vị trí cuối cùng (Default ASYTOP) nhấn chuột phải chọn thẻ
Visible <> Invisible sau đó nhấn nút Close để ẩn chữ, muốn hiển thị lại chữ thì làm lại thao tác này một lần nữa (Hình 3.47).
Hình 3.47
- Bây giờ màn hình chúng ta đã thoáng hơn, chúng ta bắt đầu sắp xếp, bố trí linh kiện.
5.1.8 Phủ đồng
- Chúng ta nên sắp xếp linh kiện theo sơ đồ nguyên lý để thuận tiện quan sát và đi dây hơn. Mạch điện nên sắp xếp theo từng cụm như nguồn, tính hiệu, ic, khối ngõ ra...
- Để sắp sếp linh kiện ta nhấn vào biểu tượng . Sau đó nhấn chọn vào linh kiện, chúng ta có thể kéo linh kiện đến vị tí thích hợp rồi thả ở đó hoặc có thể xoay linh kiện theo chiều mong muốn bằng cách nhấn phím R. - Dưới đây là mẩu hoàn chỉnh (Hình 3.48), chúng ta có thể sắp xếp theo nhiều kiểu khác nhau tùy theo khả năng của người thiết kế.
72
Hình 3.48
- Sau khi thiết kế. xong, ta mở lại các đường dây nối để chuẫn bị cho việc đi dây.