a. Lồng dây hình đài sen b Lồng dây hình dế
2.3.7. Đấu dây giữa các nhóm bối trong 1pha và các đầu dây của các pha
- Sau khi lồng dây xong ta tiến hành đấu dây giữa các nhóm bối trong 1 pha
của động cơ và các đầu dây ra của các cuộn dây của các pha ra dây súp theo sơ đồ
trãi.
+ Cạo sạch phần dây cần đấu, hàn chắc, cách điện bằng ghen.
+ Đầu dây ra phải luồn ghen khoảng 5cm vào sâu trong rãnh. Hàn chắc chắn
với dây súp, cách điện bằng ống ghen ra đến bên ngoài.
Lưu ý:
Việc hàn các mối nối là một bước quan trọng. Vì mối nối kém (tồi) sẽ dẫn tới tiếp xúc kém và kết quả khi động cơ làm việc thì điểm nối này sẽ sinh nhiệt lớn →
các cuộn dây sẽ bị cháy. Do đó mối hàn phải được thực hiện như sau: làm sạch đầu
dây cần hàn bằng dấy ráp, tiếp theo hai dây phải được vặn xoắn chặt với nhau để
Hình 2-34. Dùng nêm tre gài (chèn) miệng rãnh
Hình 2-35. Cách lồng ghen cách điện vào mối nối
Ống ghen cách điện mối nối
đảm bảo việc liên kết cơ khí được chắc chắn, nhớ luồn ống ghen vào một dây xong
với văn xoắn hai đầu dâynối, tiếp đó sử dụng mỏ hàn xung (hoặc nung) cho một ít
nhựa thông vào mối hàn (để tạo kết dính), tiếp theo dùng mỏ hàn phủ lên mối nối
một lớp thiếc, sau đó trượt ống ghen phủ kín mối hàn. Chú ý mỏ hàn phải có nguồn
nhiệt đủ lớn để nóng chảy thiếc, tránh mỏ hàn không đủ nguồn nhiệt mà sẽ làm cho mối hàn không ngấu, thao tác hàn phải nhanh không được nguồn nhiệt quá lâu ở
mối hàn mà có thể làm hỏng lớp emay hay ống nghen...Muốn sạch mối hàn ta
nhúng đầu chổi lông vào xăng thơm sau đó quét vào mối hàn.