Phân loại, cấu tạo

Một phần của tài liệu Giáo trình khí cụ điện (nghề CNKT điện điện tử) (Trang 53 - 54)

L ỜI GIỚI THIỆU

3.6.1. Phân loại, cấu tạo

Lõi thép tĩnh 2 gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện hình chữ C ghép lại giữa các lá có phủ lớp sơn cách điện mỏng, chức năng của lõi thép dùng để dẫn từ.

Lõi thép động 3 là một miếng thép chữ Z, gắn trên trục và cùng quay với trục, liên kết với lò xo phản và cơ cấu chỉnh định.

Cuộn dây 1 gồm hai nửa cuộn dây, làm bằng nhôm hoặc đồng bên ngoài có phủ lớp cách điện mỏng gọi là êmail, số vòng dây cuộn dây 1 nhiều, tiết diện dây nhỏ, mắc song song với nguồn (hay phụ tải).

Phân loại theo tác động có loại rơle điện áp trực tiếp, rơle điện áp gián tiếp. Phân loại theo dòng điện có loại rơle điện áp một chiều, rơle điện áp xoay chiều.

3.6.2. Nguyên lý hoạt động

Cuộn dây của rơle điện áp được mắc song song với phụ tải, tiếp điểm của rơle điện áp được mắc trên mạch điện điều khiển.

Ở trạng thái điện áp nguồn điện bình thường dòng điện chạy qua cuộn dây điện áp tạo từ trường trên lõi thép tĩnh, tạo ra lực điện từ nhưng lực điện từ này không lớn hơn lực của lò xo, do vậy tiếp điểm thường đóng vẫn đóng, tiếp điểm thường hở vẫn hở.

Khi có sự cố quá áp, điện áp đặt vào cuộn áp lớn, dòng điện qua cuộn áp lớn, tạo

ra Fđt > Flx, lõi thép tĩnh hút lõi thép động xuống, tác động làm tiếp điểm trên mạch điều khiển mở ra, cắt mạch điện qua mạch điều khiển.

Trị số điện áp tác động của rơle điện áp được chỉnh định bằng hai cách: khi cần điện áp tác động nhỏ thì hai nửa cuộn dây 1 đấu song song, khi cần điện áp tác động lớn thì hai nửa cuộn dây đấu nối tiếp. Di chuyển hệ thống tay đòn 7 để tăng hay giảm lực cản của lò xo 4, để tăng hay giảm trị số tác động của điện áp một cách bằng phẳng.

Một phần của tài liệu Giáo trình khí cụ điện (nghề CNKT điện điện tử) (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)