Hình 4.1: Sơ đồ chỉnh lưu điện xoay chiều của máy phát bằng bộ chỉnh lưu.
Trên hình 4.1 là sơ đồ của máy phát chỉnh lưu 3 pha có bộ nắn dòng mắc theo sơ đồ nắn dòng 2 nửa chu kỳ, 3 pha. Các cuộn dây sta-to được đấu dạng sao. Với kiểu mắc này thì quan hệ giữa điện áp và cường độ dòng điện trên dây
và trên pha là:
Un= ; In=
Ta giả thiết rằng tải của máy phát là điện trở thuần. Điện áp tức thời trên các pha A, B, C là:
uA=Umsin( t) (V) uB=Umsin( t-2π/3) (V) uC=Umsin( t+2π/3) (V) Trong đđĩ Umlà điện áp cực đại của pha.
là vận tốc gĩc.
Ta cũng giả thiết là các đđi-ốt mắc ở hướng thuận có điện trở Rt vô cùng bé (Rt = 0) còn ở hướng ngược thì rất lớn (Rn = ∞)
Trên sơ đồ chỉnh lưu 3 pha này có 6 đđi-ốt, 3 đđi-ốt ở nhóm trên hay còn gọi là các đđi-ốt dương (VD1, VD3, VD5) có ca-tốt được nối với nhau. Nhóm dưới còn gọi là các đđi-ốt âm (VD2, VD4, VD6) các a-nốt được nối với nhau. Ở hướng dẫn điện, một đđi-ốt nhóm trên dẫn điện khi a-nốt của nó có điện thế cao hơn, còn ở nhóm dưới đđi-ốt dẫn
có điện thế thấp hơn. Vì vậy, ở một thời điểm bất kỳ đều có 2 đđi-ốt hoạt động, một đđi-ốt cực tính dương (phía trên) và một đđi-ốt cực tính âm (phía dưới). Mỗi đđi-ốt sẽ cho dòng điện qua trong 1/3 chu kỳ (T/3).
Điện thế dây của máy phát được đưa lên bộ chỉnh lưu. Điện áp chỉnh lưu được xác định bởi các tung độ nằm giữa các đường cong trên và dưới (H 4.2) của điện áp pha UA, UB, UC. Vì vậy, điện áp chỉnh lưu tức thời Umf sẽ thay đổi và tần số xung động của điện áp chỉnh lưu lớn hơn tần số của điện áp pha 6 lần:
Hình 4.2: Sơ đồ chỉnh lưu máy phát 3 pha và điện áp sau khi đã chỉnh lưu.
Trị số nhỏ nhất của điện áp chỉnh lưu bằng 1,5UMF và lớn nhất là 1,73 UMF. Sự thay đổi của điện áp chỉnh lưu:
Từ đồ thị ở hình 4.2 ta có thể xác định giá trị tức thời của điện áp chỉnh lưu.