6. Bố cục của luận án
4.3.2. Đối với Nhật Bản
Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới nhưng về chính trị, quốc gia này chỉ là cường quốc hạng ba khi không có tiếng nói đối với các vấn đề chính trị thế giới, khu vực. Sự chênh lệch quá lớn này khiến Nhật Bản quyết tâm nâng cao vai trò chính trị của mình thông qua con đường hợp tác và viện trợ kinh tế, mà trước hết là cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là Hàn Quốc, quốc gia cùng nằm trong trục đồng minh của Mỹ với Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á và có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến an ninh của Nhật Bản. Thêm vào đó, sự leo thang trở lại của Chiến tranh lạnh và thái độ đối đầu một cách cứng rắn với Liên Xô và các nước XHCN của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan càng dấy lên những quan ngại sâu sắc từ Nhật Bản. Nhật Bản dần nhận thức được rằng việc duy trì những xung đột với Hàn Quốc trong khu vực không hề có lợi cho mình.
Bước sang thập niên 90, trước những diễn biến của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, Nhật Bản càng tỏ rõ xu hướng hoà giải với các nước láng giềng. Điều này càng được cụ thể hoá bằng chính sách “hướng về châu Á” của Thủ tướng Kiichi Miyazawa, theo đó Nhật Bản sẽ “triển khai ngoại giao kinh tế với các nước châu Á”, nỗ lực thắt chặt mối quan hệ với Hàn Quốc, củng cố quan hệ với Trung Quốc và bình thường hoá với CHDCND Triều Tiên. Trên thực tế, quan hệ kinh tế với Hàn Quốc mang lại cho Nhật Bản những lợi ích nhất định. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc (kể từ giữa những năm 2000 cho đến nay) trên bình diện xuất khẩu và đứng thứ hai về nhập khẩu, chiếm từ 7% đến 13% giá trị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc [63: 93] cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của hai nước,. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với một quốc gia có sự phát triển kinh tế dựa trên xuất khẩu như Nhật Bản. Tương tự, về đầu tư, kể từ năm 2000, Nhật Bản cũng tích cực rót vốn ra nước ngoài, đầu tư vào Hàn Quốc. Cho đến năm 2012, Nhật Bản chính thức vượt Mỹ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Hàn Quốc. Việc đầu tư ra nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn hướng tới việc tận dụng các lợi thế so sánh về vốn để tìm kiếm thị trường có mức lao động giá rẻ hơn, chi phí sản xuất thấp và các quy chế đầu tư thông thoáng hơn so với trong nước. Tuy nhiên, có một
điều rõ ràng là trong quan hệ kinh tế Nhật Bản - Hàn Quốc, thì Hàn Quốc là quốc gia thu được nhiều lợi hơn, có nghĩa là mối quan hệ này có nhiều ý nghĩa và tác động tích cực rõ rệt hơn với Hàn Quốc so với Nhật Bản. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là Nhật Bản hoàn toàn bất lợi trong mối quan hệ kinh tế với Hàn Quốc. Trong khoảng thời gian tăng trưởng bong bóng (khoảng từ năm 1986 đến năm 1989), do đồng Yên cao khiến giá cả trong nước đắt đỏ, các nhà đầu tư Nhật Bản đã thực hiện việc luân chuyển vốn ra nước ngoài thông qua viện trợ và đầu tư trực tiếp mà Hàn Quốc là một trong những điểm được chú trọng. Các số liệu thống kê cho thấy năm 1986, lượng FDI vào Hàn Quốc tăng vọt, gần gấp 4 lần so với năm 1985, lên đến đỉnh điểm vào năm 1989 với 606 triệu USD trước khi giảm mạnh vào đầu thập niên 1990 (số liệu từ Nhật Bản). Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, không chỉ riêng FDI vào Hàn Quốc mà FDI nói chung của Nhật Bản đầu tư ra bên ngoài đã vượt xa đầu tư trong nước, đạt 67,5 tỷ USD vào năm 1989, chiếm 2,5% tổng GDP [31: 12]. Những chỉ số trên đã cho thấy phần nào lợi ích mà Nhật Bản đạt được khi đầu tư vào Hàn Quốc. Đầu tư nước ngoài mạnh kéo theo nhiều sự chuyển biến về mặt chuyển giao máy móc, kỹ thuật, tạo công ăn việc làm, đồng thời giảm thiểu các chi phí sản xuất.
Bên cạnh đó, hợp tác với Hàn Quốc cũng mang lại những lợi ích về chính trị - ngoại giao nhiều hơn so với kinh tế. Như đã trình bày ở trên, Nhật Bản luôn muốn thông qua con đường kinh tế để tìm kiếm tiếng nói về chính trị và cải thiện quan hệ với các nước láng giềng cũng như hình ảnh của một nước Nhật văn minh, hiện đại sau chiến tranh và là một đầu tàu kinh tế. Từ những năm 90, khi Nhật Bản thực hiện “chính sách ngoại giao xin lỗi”, quốc gia này đã phần nào cải thiện được mối quan hệ với Hàn Quốc. Trong đó rõ ràng nhất là dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Kim Dae Jung (1998 - 2002), quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Thông qua mối quan hệ này, Nhật Bản có thể cùng hợp tác với Hàn Quốc để giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị trong khuôn khổ các diễn đàn song phương và đa phương. Ngoài ra, về vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên, cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều cần có sự hỗ trợ của nhau, bởi vì đây là hai quốc gia có mặt trong các vòng đàm phán 6 bên, cùng chịu những tác động trực tiếp nếu chiến tranh hạt nhân bùng nổ. Bên cạnh đó, cũng như Hàn Quốc, Nhật Bản coi quan hệ Nhật - Hàn như một cách để củng cố trục tam giác Mỹ - Nhật - Hàn. Hơn ai hết, cả Hàn Quốc và Nhật Bản, dẫu có theo đuổi một chính sách đối nội và đối ngoại độc lập với Mỹ, thì vẫn luôn xem mối quan hệ với quốc gia này là “hòn đá tảng” và
xem liên minh tay ba là một trong những đòn bẩy cho các mối quan hệ tay đôi.
Tuy nhiên, mối quan hệ với Hàn Quốc cũng tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong xã hội Nhật Bản, nhất là trên bình diện chính trị, mà sự thống trị liên tục và quay trở lại của những chính trị gia thuộc chủ nghĩa xét lại trong đảng Dân chủ tự do LDP là một trong những dấu ấn rõ nét nhất. Trong suốt nhiệm kỳ cầm quyền ngắn ngủi của các thủ tướng không thuộc Đảng LDP có tư tưởng tả khuynh hoặc trung gian như Hosokawa và Murayama70 bị chỉ trích dữ dội mặc dù có những nỗ lực cải thiện quan hệ chính trị với các nước láng giềng nhờ chính sách ngoại giao xin lỗi, nhưng kinh tế không có khởi sắc kéo theo một loạt những cáo buộc tham nhũng và yếu kém. Chính sách ngoại giao xin lỗi đã gây ra những phản ứng tiêu cực từ chính trị gia cánh hữu, những người theo chủ nghĩa dân tộc, luôn cho rằng tại sao Nhật Bản lại phải xin lỗi mãi về những điều đã xảy ra từ rất lâu, và khi các vấn đề lịch sử đó tồn tại cả những sai lệch về mặt tư liệu [69: 74]. Theo đó, các thủ tướng từng công khai xin lỗi Hàn Quốc và các nước láng giềng, thừa nhận cuộc chiến tranh của Nhật Bản là chiến tranh “xâm lược” bị chỉ trích nặng nề và bị xem là những kẻ phản bội. Một điểm khá đặc biệt đó là cả Thủ tướng Hosokawa và Thủ tướng Murayama đều là những người không thuộc đảng Dân chủ tự do LDP, đều lên nắm quyền vào giai đoạn suy thoái của đảng LDP, và đều bị những người theo xu hướng bảo thủ chỉ trích dữ dội. Ngay sau đó, năm 1996, đảng LDP đã dành lại được quyền lãnh đạo với chiến thắng của Ruytaro Hashimoto. Sự cầm quyền trở lại của đảng LDP đã phản ánh xu thế tất yếu của trào lưu dân tộc chủ nghĩa ở Nhật Bản lúc bấy giờ, sau thất bại của những vị thủ tướng có quan điểm xin lỗi các nước láng giềng, cộng với việc tình hình kinh tế không có nhiều biến chuyển tích cực. Sau khi đắc cử, Hashimoto đã có nhiều động thái đáp trả Hàn Quốc trong vấn đề Dokdo/Takeshima và bảo vệ quyền và lợi ích của các nhóm chính trị, trong đó có các chính trị gia thuộc nhóm susanzoku (maritime tribe) trong nội bộ đảng LDP. Thủ tướng Nhật Bản hiện nay, Shinzo Abe cũng là một chính trị gia có tư tưởng thân hữu thuộc đảng LDP. Thủ tướng Shinzo Abe từng đóng vai trò quan trọng trong sự ra đời của Uỷ 70 Morihiro Hosokawa (1938 – nay) từng là chính trị gia thuộc đảng Dân chủ Tự do LDP, tuy nhiên, đến năm 1992 thì tách ra thành lập chính đảng riêng là the New Party (1992 -1994), là một đảng trung hữu. Hosokawa được bầu làm thủ tướng Nhật Bản năm 1993 thông qua sự thoả thuận giữa các chính trị gia cánh tả và cánh hữu. Mặc dù Hosokawa được xếp vào phe trung hữu và có sự thân thiết nhất định với Ichiro Ozawa, chính trị gia cũng thuộc đảng trung hữu, nhưng Hosokawa là chính trị gia được cả phe cánh tả lẫn phe cánh hữu tin tưởng và không thuộc đảng bảo thủ LDP. Murayama Tomiichi (1924 – nay) là chính trị gia cánh tả thuộc Đảng xã hội (Socialist Party of Japan – SPJ) đắc cử năm 1994, đảng phái cạnh tranh trực tiếp với đảng dân chủ tự do LDP. Những phát ngôn của hai vị thủ tướng này về cuộc chiến tranh của Nhật Bản nhận rất nhiều chỉ trích và đe doạ từ các chính trị gia cánh hữu, đa phần thuộc đảng LDP … [149: 292 – 293]
ban thẩm định lịch sử (History Examination Committee - Rekishi Kentô Iinkai), một
tổ chức của những người theo chủ nghĩa xét lại thuộc đảng LDP71. Cho đến tận bây
giờ, những vấn đề liên quan đến tính chất và mục đích cuộc chiến tranh của Nhật Bản, cũng như các tranh chấp giữa hai nước trên bình diện lịch sử vẫn đã và đang gây ra nhiều tranh cãi đối với chính giới trong nước. Trên bình diện kinh tế, Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với việc nền kinh tế có dấu hiệu chững lại và bị cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia trước đó đã dựa rất nhiều vào sự đầu tư, viện trợ và hỗ trợ khoa học, công nghệ từ Nhật Bản, trong đó có Hàn Quốc.