Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUAN-AN-2_6_16 (Trang 29 - 33)

5. Kết cấu của luận án

1.2. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu

Từ các nghiên cứu đã có trên thế giới và trong nƣớc có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, mô hình phổ biến để phân tích các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản là sử dụng mô hình trọng lực. Mô hình có thể đánh giá tác động của nhiều nhân tố nhƣng không thể thiếu ba nhân tố cơ bản là GDP nƣớc xuất khẩu, GDP nƣớc nhập khẩu và khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia. Điều này đã đƣợc chứng minh bằng các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây (Kinh nghiệm từ các nghiên cứu củaSevela (2002), Gbetnkom và Khan (2002), Feenstra (2002), Egger và Pfaffermayr (2003), Martínez-Zarzoso và Nowak-Lehmann (2003), Radam (2003), Erdem và Nazlioglu (2008), Folawewo và Olakojo (2010), Hatab và các cộng sự (2010), Idsardi và các cộng sự (2010), Wei và các cộng sự (2012), Yang và Zarzoso (2014) ,..).

Thứ hai, hoạt động xuất khẩu nông sản của một quốc gia sẽ trở nên thuận lợi hơn khi quốc gia đó và quốc gia nhập khẩu cùng mang một số đặc điểm chung nhƣ đƣờng biên giới chung, ngôn ngữ chung và chế độ chính trị chung (Kinh nghiệm từ các nghiên cứu củaWei, Huang and Yang (2012); Hatab, Romstad và Huo (2010);Li (2000),Từ Thúy Anhvà Đào Nguyên Thắng (2008),…).

Thứ ba, việc tham gia các khu mậu dịch tự do, khối hợp tác kinh tế sẽ trở thành một lợi thế với một quốc gia trong việc xuất khẩu nông sản vào các nƣớc thành viên trong cùng tổ chức đó. Trên cơ sở các quy định chung của tổ chức (mức thuế áp dụng chung, tiêu chuẩn về chất lƣợng sản phẩm,...) sẽ tạo ra môi trƣờng cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho các quốc gia là thành viên (Kinh nghiệm từ các nghiên cứu của Lee và Lim (2014), Nguy n Tiến Dũng (2011), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008)) .

Thứ tư, chính sách ngoại thƣơng (thể hiện qua độ mở của nền kinh tế) và chính sách tiền tệ (thể hiện qua tỷ giá hối đoái) của quốc gia xuất khẩu có tác động khá lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản tại quốc gia đó (Kinh nghiệm từ nghiên cứu của Hatab, Romstad và Huo (2010)).

Thứ năm, hoạt động xuất khẩu nông sản chịu sự ảnh hƣởng từ dân số của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu (thể hiện cho ngƣời lao động tham gia sản xuất), GDP bình quân/ngƣời (thể hiện cho lƣợng hàng hóa tiêu dùng), tỷ lệlạm phát của quốc gia xuất khẩu (Kinh nghiệm từ các nghiên cứu củaSevela (2002),Hatab và các cộng sự (2010), Wei và các cộng sự (2012),…).

Thứ sáu, hoạt động xuất khẩu của quốc gia chịu sự tác động bởi trình độ của ngƣời tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu. Khi xã hội ngày càng phát triển, trình

độ của ngƣời tiêu dùng (thể hiện qua các tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP - chất lƣợng, mẫu mã, chủng loại) nông sản cũng đƣợc nâng lên tƣơng ứng. (Kinh nghiệm từ nghiên cứu của Wei, Huang and Yang (2012)).

Tóm lại,từ những kết quả tổng quan về các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản cho thấy:

- Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩumột hoặc một vài mặt hàng nông sản cụ thể. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến và đƣợc đánh giá phù hợp cho nghiên cứu là mô hình hóa (điển hình là mô hình trọng lực). Do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (KTXH) tại các quốc gia khác nhau nên các nhân tố và xu hƣớng tác động của các nhân tố cũng khác nhau. Các nhân tố đƣa vào phân tích khá đa dạng song chƣa có nghiên cứu nào đánh

giá tác động của diện tích đất nông nghiệp đến hoạt động xuất khẩu nông sản1. Trong khi đây là nhântố có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng nông sản và tác động lớn đến khả năng xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu tại một quốc gia.

- Đối với nghiên cứu trong nƣớc, mặc dù đây là nhóm hàng có vị trí quan trọng đƣợc quan tâm nhiều song hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát về thực trạng, triển vọng, giá trị gia tăng,… và đề xuất giải pháp cho hoạt động xuất khẩu nông sản. Thiếu những nghiên cứu chuyên sâu có sử dụng phƣơng pháp mô hình hóa để đánh giá cụ thể mức độ tác động của từngnhân tố đến xuất khẩu nông sản.

Điều này cho thấy, việc luận án sử dụng mô hình trọng lựccó bổ sungnhân tố mới là diện tích đất nông nghiệpđể nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản tại Việt Nam không chỉ đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra mà còn thể hiện đƣợc tính thời sự cao, giải quyết đƣợc một phần thiếu sót của các nghiên cứu trƣớc đây.

1Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động trồng trọt nói riêng.

Tóm tắt chƣơng 1

Chƣơng 1 đã tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản dƣới hai góc độ khác nhau là phƣơng pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.Theo đó, có hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng để nghiên cứu là phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng.Qua việc phân tích cho thấy, mô hình trọng lực đƣợc các nghiên cứu trên thế giới sử dụng tƣơng đối phổ biến tuy nhiên mô hình này lại khá mới với các nghiên cứu ở Việt Nam. Từ các nghiên cứu có sử dụng mô hình trọng lực, luận án rút ra bảng tổng hợp so sánh giữa các tác giả khác nhau về xu hƣớng tác động của các nhân tố đến xuất khẩu nông sản. Bên cạnh việc rút ra 6 kết luận chung, luận ánđã chỉ ra “khe hở” của các nghiên cứu trƣớc đây để luận án góp phần bổ sung và hoàn thiện.

Chƣơng 2

NH NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ C C ẾU TỐẢNH HƢỞNG ĐẾN

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

Một phần của tài liệu LUAN-AN-2_6_16 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w