2.5.1 Chuẩn bị dụng cụ - phôi liệu
- Phôi liệu: Dùng tấm thép dài 50 rộng 50mm
- Dụng cụ: Lấy dấu thước cặp, thước lá, dưỡng kiểm thẳng, dưỡng kiểm góc 60, com pa, mũi vạch, búa, giũa dẹt thô và mịn, ta rô tay, tay quay ta rô, mũi khoan, khoét.
49
Hình 2.13
2.5.2 Thực hành lấy dấu
Để đường vạch dấu khỏi bị mờ, mất đi trong quá trình gia công và để kiểm tra vị trí của đường dấu, người ta thường dùng núng nhọn để núng các dấu dọc theo vị trí của đường vạch dấu; khi đó khoảng cách giữa các điểm núng dấu thường từ 5- 10mm, còn trên đoạn thẳng dài thì điểm núng dấu đặt thưa hơn từ 25- 150mm. Khi gia công theo đường vạch dấu cần để chừa lại một nửa chiều rộng đường vạch dấu và một nửa điểm núng dấu.
Chỉ dùng núng nhọn để núng dấu trên bề mặt sau khi đã vạch dấu xong, nếu không vết núng dấu sẽ có thể làm thay đổi vị trí và độ chính xác của đường vạch dấu .
Các chi tiết sau khi gia công tinh thường không dùng núng nhọn để núng dấu
Thông thường để kiểm tra vị trí của bề mặt gia công, ngoài đường dấu ở đúng vị trí cần gia công, người ta còn vạch thêm một đường dấu khác để kiểm tra, đường dấu này cách đường dấu gia công một khoảng 5- 10mm, mục đích để kiểm tra vị trí chính xác của bề mặt gia công so với đường dấu.
Khi gia công lỗ, ngoài đường dấu của lỗ, còn đường dấu của lỗ để kiểm tra (có bán kính lớn hơn 2- 8mm) (hình 2.13 b)
Khi lấy dấu tâm lỗ trên các lỗ có sẵn của chi tiết, ta dùng một miếng ghỗ có chiều dày từ 8- 10mm đóng căng vào lỗ, trên mặt phẳng của miếng gỗ cố định một tấm kim loại mỏng độ dày đến 1mm sao cho mặt phẳng của tấm kim loại trùng với mặt đầu lỗ, trên bề mặt này sẽ vạch dấu và núng tâm lỗ.
50
Câu hỏi ôn tập Câu 1: Nêu khái niệm lấy dấu và kỹ thuật vạch dấu? Câu 2: Trình bày dụng cụ tạo đường nét?
Câu 3: Trình bày kỹ thuật lấy dấu và vạch dấu? Câu 4: Trình bày quy trình lấy dấu?
51
Bài 3. Giũa kim loại Mục tiêu của bài
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Phân loại được các loại giũa, sử dụng trong nghề nguội. - Trình bày được trình tự tư thế,thao tác giũa.
- Giũa được phôi theo bài tập ứng dụng đúng yêu cầu kỹ thuật - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, an toàn.
Nội dung 3.1. Khái niệm
Giũa kim loại là phương pháp gia công nguội hớt đi một lớp kim loạt trên bề mặt của chi tiết gia công bằng dụng cụ là giũa.
Giũa dùng để sửa nguội các chi tiết khi lắp ráp, giũa nguội tạo nên chi tiết có hình dáng, kích thước yêu cầu, sửa các mép cạnh chi tiết trước khi hàn.
Giũa chia ra giũa thô và giũa tinh tuỳ theo loại giũa, độ chính xác khi giũa đạt 0 05 mm, nếu giũa cẩn thận có thể đạt 0,02 - 0,01 mm. Lượng dư khi giũa từ 0,025 - 1 mm.
Hình 3.1. Cấu tạo của giũa.
Cấu tạo của giũa:
Gồm có 2 phần: Chuôi giũa và thân giũa.
- Chuôi giũa: có chiều dài bằng 1/4 – 1/5 chiều dài toàn bộ của giũa. Chuôi giũa nhỏ thon dần về một phía, cuối phần chuôi giũa được làm nhọn để cắm vào cán gỗ. Tiết diện phần chuôi giũa là hình nhiều cạnh để giũa không bị xoay tròn trong lỗ của cán gỗ.
- Thân giũa: có chiều dài gấp 3 – 4 lần chiều dài chuôi. Thân thường có tiết diện dẹt, vuông, tròn, tam giác, với các kích thước khác nhau tùy theo kích thước và hình dạng của chi tiết gia công.
52
Trên các bề mặt bao quanh thân giũa người ta tạo các đường răng theo một quy luật nhất định, mỗi răng là một lưỡi cắt.
Giũa được chế tạo bằng thép các bon dụng cụ. Sau khi đã tạo nên được các đường răng, người ta đem nhiệt luyện phần thân để răng có độ cứng nhất định.