Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 26 - 28)

6. Kết cấu của luận án

2.3.2. Kinh nghiệm trong nước

2.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Do điều kiện thuận lợi về địa lý cùng với chính sách thu hút đầu tư năng động, Đồng Nai hiện có 32 khu công nghiệp tập trung được cấp phép hoạt động, với tổng diện tích hơn 12.055ha, thu hút 512.700 lao động trong nước và 5.800 lao động nước ngoài. Lợi thế lớn nhất của Đồng Nai là có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 65% trong tổng dân số của tỉnh. Tỷ lệ lao động khu vựcnông, lâm nghiệp và thủy sản là 22,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng 43,7%; khu vực dịch vụ là 33,7%. Chất lượng lao động cũng đã từng bước được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 45% lên 78% trong vòng 10 năm trở lại đây, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 59,09%; góp phần đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Lực lượng lao động kỹ thuật của Đồng Nai đã từng bước làm chủ được khoa học – công nghệ, đảm nhận được nhiều vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài.

Trong những năm qua, Đồng Nai đã thực hiện nhiều chương trình, đề án, kế hoạch và huy động mọi nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và theo xu thế hội nhập quốc tế; tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng (Kế hoạch số 217-KH-TU ngày 18/12/2014 của Tỉnh ủy Đồng Nai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/06/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng – Khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao” trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 194-KH/TU ngày 29/7/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng – Khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Quyết định số 4698/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Chương

trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020…).

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 60 CSĐT nghề; bao gồm: 12 Trường Cao đẳng, 5 Trường Trung cấp, 23 Trung tâm Đào tạo nghề và 20 cơ sở khác có đăng ký hoạt động đào tạo nghề. Các trường Cao đẳng đềuđược Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm định chất lượng đào tạo nghề và công nhận đạt cấp độ 3.

Trong đó, có 3 trường Cao đẳng được chọn là trường chất lượng cao theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, theo Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/112017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, tỉnh Đồng Nai có 11 trường được lựa chọn, trong đó có 7 trường Cao đẳng và 4 Trường Trung cấp. Có 2 Trường Cao đẳng được Chính phủ Đức chọn đầu tư thành Trung tâm đào tạo chất lượng cao chuẩn quốc tế là Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 và Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi, trong đó Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 đã hoàn thành và có khả năng đào tạo 9 nghề chuẩn quốc tế, Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi đang trong quá trình thực hiện đầu tư dự án.

Việc đầu tư kinh phí của Trung ương, của tỉnh cho đào tạo nghề trong những năm qua đã góp phần phát triển mạnh mẽ công tác đào tạo nghề nghiệp; các CSĐT nghề đã phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề cả về chất lượng và số lượng, nhất là về chất lượng; cán bộ và giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng cả trong và ngoài nước về kỹ năng nghề, phương pháp sư phạm, ngoại ngữ, tin học… Trang thiết bị dạy nghề được đầu tư hiện đại, đa chủng loại đáp ứng được phần nào nhu cầu đào tạo cho thị trường lao động theo xu thế hội nhập quốc tế; một số chương trình đào tạo được cập nhật và điều chỉnh, gần đây đã nhận được chương trình đào tạo chuyển giao từ nước ngoài.

Hợp tác, hội nhập quốc tế đối với lĩnh vực đào tạo nghề chất lượng cao: trong những năm gần đây các CSĐT nghề trên địa bàn tỉnh đã chủ động trong việc tìm kiếm đối tác, tổ chức đào tạo nghề nước ngoài (các nước có nền đàotạo nghề phát triển như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…) để hợp tác, liên kết về đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và giải quyết việc làm cho người học. Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 đã liên kết với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) trong các hoạt động đào tạo nghề như:

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; đào tạo sinh viên chất lượng cao; hỗ trợ trang thiết bị dạy nghề… Đến nay cơ sở vật chất đã đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao theo chuẩn quốc tế. Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi hiện đang hợp tác với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) để triển khai thực hiện Chương trình Đào tạo nghề xanh, dự kiến hoàn thành và tuyển sinh vào năm 2021.

Để chuẩn bị các bước tiến đến việc tự chủ về các hoạt động đào tạo nghề, các trường huy động một số kinh phí từ các nguồn trong xã hội, trong đó có nguồn từ việc thu học phí của học sinh và các nguồn khác để đầu tư cho việc phát triển dạy nghề. Những năm qua, công tác xã hội hóa về dạy nghề đã có một số chuyển biến tích cực, thông qua việc thu học phí từ người học các đơn vị dạy nghề có thêm nguồn kinh phí để đầu tư phát triển. Hiện nay, tỉ lệ huy động nguồn xã hội hóa so với tổng mức đầu tư của NSNN là 35,2% (chủ yếu là nguồn thu học phí của học sinh). Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai đang thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo với các cơ sở GDNN theo mức quy định của tỉnh đối với các ngành nghề mũi nhọn, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Bình Dương có 90 cơ sở đào tạo nghề, trong đó: 07 trường cao đẳng/cao đẳng nghề; 01 Phân hiệu Cao đẳng Đường sắt Phía Nam, 01 Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương tham gia dạy trình độ cao đẳng, 12 trường trung cấp/trung cấp nghề, 18 trung tâm đào tạo nghề và 51 doanh nghiệp có đăng ký hoạt động GDNN. Để phát triển các NLTC cho đào tạo nghề, tỉnh Bình Dương thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, khai thác tốt việc tự chủ chương trình đào tạo:

Khai thác tốt việc tự chủ chương trình đào tạo, phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo nội dung bám sát yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Ký kết các chương trình hợp tác và hợp đồng đặt hàng đào tạo với doanh nghiệp, xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành nghề. Các trường được tự chủ trong hoạt động tuyển sinh, được quyền xây dựng quy chế tuyển

sinh với hình thức, chỉ tiêu cũng như số đợt tuyển sinh trong năm với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Luôn chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt nguồn lao động có tay nghề vì đây là nền tảng vững chắc giúp hiện thực hóa mô hình thành phố thông minh, làm cho tỉnh trở thành một nơi đáng sống và làm việc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tư vấn học nghề cho người lao động nhất là lao động vùng nông thôn, tổ chức thông tin tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng và phối hợp các Sở, ngành, đoàn thể thông báo sâu rộng cho người dân am hiểu về nghề nghiệp, các CSĐT nghề trong tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức xã hội đối với công tác dạy nghề. Bên cạnh đó, một số trường đã thực hiện nhiều chính sách riêng cho người học như miễn giảm tiền ở ký túc xá, trao học bổng, liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và đảm bảo đầu ra… từ đó đã thu hút được học sinh, sinh viên vào học.

Thứ hai, liên kết đào tạo, đảm bảo đầu ra cho người học

Xác định việc gắn kết với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho liên kết đào tạo, đảm bảo đầu ra cho sinh viên. Tăng cường sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, từng bước đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời đảm bảo việc phối hợp giữa ba nhà “Nhà nước”, “Nhà trường” và “Nhà doanh nghiệp” đạt được hiệu quả cao. Hướng dẫn các CSĐT nghề có chung lĩnh vực đào tạo cùng hợp tác, đào tạo liên thông, hỗ trợ nhau trong công tác đào tạo theo đúng quy định; tạo điều kiện cho các đơn vị phối hợp tuyển sinh, mở rộng, đa dạng loại hình,ngành nghề đào tạo, đặc biệt chú trọng trong những nghề mới phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay; theo dõi, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động đào tạo nghề cho các đơn vị được liên thông, liên kết đào tạo trong và ngoài tỉnh đối với các ngành nghề theo đúng quy định.

Bên cạnh việc tăng cường hợp tác và liên kết đào tạo, các trường nghề công lập của tỉnh tiếp tục thực hiện các chương trình dạy nghề gắn với doanh nghiệp, như đưa học sinh đến thực tập tại doanh nghiệp, làm quen với môi trường sản xuất, kinh doanh. Đảm bảo đầu ra cho học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp, ký hợp đồng đào tạo trực tiếp với doanh nghiệp. Tìm học bổng cho học sinh sinh viên tại trường để khuyến khích, động viên tinh thần học tập, tạo điều kiện để học sinh sinh viên có thể yêu và gắn bó với nghề ngay từ khi đang học. Ngoài ra, các trường xác định ngành nghề mũi nhọn, nghiên cứu và nhân rộng mô hình đào tạo tại DN, đặt chỉ tiêu hợp tác với DN trong đào tạo nghề.

Đối với nguồn tài chính ngoài NSNN, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành chỉ thị 09/CT-UBND về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2023, trong đó có những chỉ đạo cụ thể liên quan đến nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề, như: Sở LĐ & TBXH phối hợp ngân hàng chinh sách rà soát lao động có nhu cầu vay vốn tạo việc làm, duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh; tăng cường liên kết CSĐT nghề với các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, điều này vừa tạo điều kiện để học viên tiếp cận thực tế, tăng cơ hội việc làm, và CSĐT nghề có sựu đóng góp NLTC từ các doanh nghiệp tại địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w