Một số bài học rút ra về phát triển nguồn lực tài chính tại cơ sở đàotạo nghề

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 28 - 30)

6. Kết cấu của luận án

2.3.3. Một số bài học rút ra về phát triển nguồn lực tài chính tại cơ sở đàotạo nghề

Đào tạo nghề với đặc thù là đầu tư lớn về cơ sở vật chất thiết bị, chi phí tốn kém về nguyên vật liệu thực hành (70-80% chương trình đào tạo là thực hành), đối tượng học chủ yếu là người nghèo, đối tượng yếu thế không có điều kiện, khả năng học lên bậc học cao hơn; tâm lý xã hội ưa bằng cấp, khoa cử (không muốn học nghề) nên khả năng đóng góp thấp; không hấp dẫn cácnhà đầu tư (vì nguồn thu ít, đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm…) nên xã hội hóa nguồn lực đầu tư rất khó khăn so với các bậc học khác. Từ kinh nghiệm trong nước và quốc tế, trong bối cảnh chi NSNN cho các CSĐT nghề công lập còn hạn hẹp, để phát triển NLTC cho đào tạo nghề, những bài học rút ra đối với các CSĐT nghề tại Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng như sau:

Thứ nhất, tích cực triển khai công tác xã hội hóa nguồn lực cho đào tạo nghề nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực ngoài NSNN cho đào tạo nghề, đặc biệt là đẩy mạnh quy mô tuyển sinh, thực hiện các biện pháp thu hút học viên theo học nghề từ đó đẩy mạnh nguồn thu xã hội hóa. Bên cạnh đó, phát triển các CSĐT nghề tư thục. Đẩy mạnh tự chủ tài chính một cách đồng bộ, đồng thời tăng cường quyền tự chủ cho các CSĐT nghề công lập trong việc xác định kế hoạch, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính để các đơn vị được chủ động phát triển các nguồn lực thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công.

Thứ hai, chuyển đổi hình thức đầu tư NSNN từ cơ chế bình quân chủ nghĩa (dàn trải theo chiều rộng) sang cơ chế đầu tư trọng tâm, trọng điểm (tập trung theo chiều sâu); đầu tư tập trung và động bộ các điều kiện đảm bảo chất lượng các nghề trọng điểm, nâng cao chất lượng đào tạo của một số nghề lên ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, đẩy mạnh gắn kết đào tạo nghề với các doanh nghiệp, tăng cường các hoạt động đào tạo liên doanh, liên kết, đào tạo theo đơn đặt hàng nhằm tăng cường thu hút thêm nguồn tài chính ngoài ngân sách. Thay đổi phương thức quản lý chi tiêu dựa trên kết quả đầu ra thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng hay giao nhiệm vụ; ưu tiên đầu tư từ NSNN cho các nghề nặng nhọc độc hại, nghề phục vụ phát triển kinh tế mũi nhọn và các nghề khó thực hiện xã hội hóa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Nguồn lực tài chính tại CSĐT nghề công lập chủ yếu từ NSNN cấp, các nguồn ngoài NSNN bao gồm: Thu học phí, từ tín dụng và nguồn khác vẫn còn khiêm tốn. Câu hỏi đặt ra hiện nay cho các CSĐT nghề công lập là làm sao để có đủ nguồn tài chính đảm bảo hoạt động và chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển NLTC tại CSĐT nghề công lập, trong chương 2, ngoài phân tích và làm rõ những nhận thức chung về NLTC cho đào tạo nghề, đã đi sâu nghiên cứu chỉ ra những vấn đề cơ bản trong phát triển NLTC tại CSĐT nghề công lập từ NSNN, từ học phí, từ tín dụng cho đào tạo nghề và các nguồn thu khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ hoạt động liên doanh, liên kết hay các đóng góp từ phía doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong ngoài nước. Phân tích nhân tố ảnh hưởng và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển NLTC tại CSĐT nghề công lập cả về quy mô và chất lượng, chỉ ra các NLTC ngoài NSNN quan trọng cần phát triển, đặc biệt là học phí, hay giá dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến phát triển đào tạo nghề, cần phải được nghiên cứu để có giải pháp thích hợp. Hiểu được những vấn đề nội tại của từng NLTC mới giúp phát triển thành công. Ngoài ra, chương 2 cũng đã tổng hợp nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế và các địa phương, tỉnh thành trong nước, từ đó rút ra bài học quan trọng về phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập của Việt Nam nói chung, cũng như tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Chương III:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w