Thực trạng các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nguồn lực tài chính tạ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 45)

6. Kết cấu của luận án

3.3.6. Thực trạng các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nguồn lực tài chính tạ

Thực tế, các CSĐT nghề của tỉnh Phú Thọ chưa phát triển mở rộng nguồn thu khác của các trường cao đẳng, dù thực tế hoạt động đào tạo nghề dù ở cấp đào tạo nào chủ yếu là thực hành không nặng về lý thuyết và luôn gắn với yêu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Mặt khác, tại các CSĐT nghề công lập đều có các nhà xưởng thực hành, nơi tạo ra các sản phẩm hàng hóa có thể bán trên thị trường. Tuy nhiên, các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ chưa chủ động phát triển liên kết đào tạo với doanh nghiệp, gắn đào tạo nghề với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp để gia tăng việc cung cấp dịch vụ, phát triểm thêm nguồn thu cho CSĐT nghề. Trong giai đoạn nghiên cứu, nguồn thu từ hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ vẫn còn thấp, cơ sở vật chất còn hạn chế, các xưởng thực hành chưa đạt chuẩn, trang thiết bị còn lạc hậu, chưa tạo ra được sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Mặt khác, các CSĐT nghề công lập thuộc tỉnh vẫn còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào NSNN, chưa phát huy được được tính năng động, sáng tạo trong hoạt động. Bên cạnh đó, các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ còn chưa thực sự quan tâm, tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, xưởng thực hành cũng như đội ngũ cán bộ giáo viên và học viên trong việc tạo ra hàng hóa theo yêu cầu của thị trường để gia tăng và phát triển thêm nguồn thu. Ngoài ra, các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ còn dè dặt, chưa đẩy mạnh tự chủ, phát triển các mối liên doanh liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp để gia tăng NLTC. Do đó, trong thời gian tới, các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ cần nhanh chóng đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính, xã hội hóa đào tạo nghề, phát triển các nguồn thu từ học phí, từ tín dụng và nguồn khác, giảmdần phụ thuộc vào NSNN và khẳng định thương hiệu, giá trị của các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ.

3.3.6. Thực trạng các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh PhúThọ Thọ

Việc phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ những năm gần đây gặp phải nhiều nhiều khó khăn, mặc dù nhu cầu về NLTC để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động là rất lớn. Các cơ chế, chính sách cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo nhân lực có tay nghề cao tại các CSĐT nghề thuộc tỉnh vẫn chưa hoàn thiện, chưa phát triển được các NLTC cho đào tạo nghề tại địa phương.

3.3.6.1. Tình hình về quy mô nguồn lực tài chính

Trong giai đoạn nghiên cứu, nguồn lực tài chính tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ bao gồm: Nguồn NSNN cấp, học phí và các nguồn khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định.

Bảng 3.12: Tổng nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm NSNN cấp Học phí Nguồn khác Tổng NLTC Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2016 84.368,0 70,73 17.444,8 14,63 17.461,0 14,64 119.273,8 100,0 2017 104.337,0 70,18 23.656,9 15,91 20.682,0 13,91 148.675,9 100,0 2018 108.055,0 73,69 23.165,0 15,80 15.418,0 10,51 146.638,0 100,0 2019 110.277,0 79,64 15.375,3 11,10 12.815,9 9,26 138.468,2 100,0 2020 99.193,5 83,75 10.823,2 9,14 8.425,9 7,11 118.442,6 100,0 Tổng giai đoạn 2016-2020 506.230,5 75,39 90.465,2 13,47 74.802,8 11,14 671.498,5 100,0

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ (2020)

Theo bảng 3.12, trong giai đoạn nghiên cứu, tổng NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ sau khi tăng mạnh nhất vào năm 2017, nguồn lực này lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân tăng mạnh năm 2017 là do nguồn hỗ trợ vốn tập trung vào Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính Phủ. Đến các năm tiếp theo tỷ lệ này bị sụt giảm, với mức tỷ lệ giảm không ngừng tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2018 tỷ lệ giảm là 1,37% so với năm 2017; năm 2019 tỷ lệ giảm là 5,6%; đến năm 2020, tiếp tục giảm với tỷ lệ giảm là 14,5% so với cùng kỳ năm 2019. Cho thấy việc phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập thuộc tỉnh Phú Thọ còn hạn chế, tổng NLTC bị sụt giảm cả về con số tương đối và tuyệt đối, tốc độ giảm ngày càng nhanh qua các năm. Đây là một thách thức rất lớn đối với các CSĐT nghề công lập của tỉnh và địa phương.

Bên cạnh đó, trong tổng NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ, NSNN luôn chiếm tỷ lệ rất lớn (từ 70% đến 84%), trong khi các NLTC ngoài NSNN còn hạn hẹp và không ngừng sụt giảm. Trong giai đoạn nghiên cứu, các CSĐT nghề công lập thuộc tỉnh còn phụ thuộc quá lớn vào NSNN, mặc dù tỉnh Phú Thọ đã triển khai các chính sách GDNN của Trung ương, cho phép các đơn vị đào tạo nghề được tự chủ các nguồn lực tài chính, tuy nhiên thực tế các CSĐT nghề công lập thuộc tỉnh chưa vận dụng các chính sách vào đơn vị một cách linh hoạt và hiệu quả. Nguồn lực tài chính từ nguồn đóng góp của người học dù là nguồn thu chính trong tổng các NLTC ngoài NSNN, nhưng ngày càng sụt giảm về con số và tỷ trọng trong tổng NLTC qua các năm. Cùng với đó, nguồn thu khác chủ yếu từ các khoản thu từsản xuất kinh doanh, chưa đẩy mạnh khai thác nguồn lực từ phía các tổ chức, doanh nghiệp cho đào tạo nghề. Thực tế, các CSĐT nghề công lập của tỉnh chưa chủ động liên doanh, liên kết đào tạo theo các đơn đặt hàng, sản phẩm đầu ra cho các đơn vị sử dụng lao động. Mặt khác, một số CSĐT nghề vẫn còn tâm lý trông chờ, phụ thuộc vào nguồn NSNN, chưa khai thác và sử dụng nguồn từ tín dụng. Do đó, tổng NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn nghiên cứu bị giảm sút qua các năm với tốc độ giảm ngày càng nhanh, tiến trình tự chủ tài chính của các CSĐT nghề công lập thuộc tỉnh Phú Thọ còn hạn chế.

a. Số lượng các nguồn lực tài chính

Số lượng NLTC là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô NLTC, cần xem xét qua việc liệt kê các loại NLTC mà CSĐT nghề công lập đã triển khai qua từng năm. Trong giai đoạn nghiên cứu, số lượng các NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ chưa có sự thay đổi đáng kể, có chăng chỉ là sự gia tăng nhỏ trong các nguồn thu, vẫn cơ bản từ 3 nguồn: NSNN, đóng góp của người học qua học phí, NLTC khác. Mặc dù nhu cầu NLTC là rất lớn, tuy nhiên các CSĐT nghề công lập chưa phát triển được NLTC mới, đặc biệt nguồn từ tín dụng chưa được các CSĐT khai thác và sử dụng để chủ động đầu tư, nâng cao tính tự chủ tài chính và giảm bớt áp lực cho NSNN.

Bên cạnh đó, số lượng các NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ còn hạn chế và chưa được gia tăng thêm qua các năm. Tình trạng các CSĐT nghề công lập thuộc tỉnh còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại khi thay đổi cơ chế quản lý. Chưa phát huy tính chủ động sáng tạo trong hoạt động khai thác tối đa nguồn thu trong đào tạo nghề. Bên cạnh đó cơ sở vật chất còn hạn chếnên việc tận dụng để tăng cường nguồn thu là không đáng kể. Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đối với các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ còn chậm, do đó các CSĐT nghề trên địa bàn chưa phát huy được tiềm lực thế mạnh để chủ động hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ để tạo ra nguồn thu cho đơn vị.

Thực tế, các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ chưa phát huy mạnh mối quan hệ bên ngoài cơ sở trong hoạt động liên doanh, liên kết đào tạo với các doanh nghiệp, đơn vị đặt hàng sản phẩm đầu ra để chủ động giải quyết được vấn đề việc làm cho học viên sau tốt nghiệp, đồng thời cải thiện nguồn thu, gia tăng thêm số lượng NLTC tại cơ sở. Mặt khác, trong giai đoạn nghiên cứu, tỉnh Phú Thọ chưa triển khai thực hiện việc đánh giá, xếp hạng các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ để tạo ra thương hiệu cạnh tranh giữa các CSĐT nghề công lập của tỉnh trên địa bàn.

b. Mức tăng trưởng tuyệt đối của nguồn lực tài chính

Trong giai đoạn nghiên cứu, tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ, mức tăng trưởng NLTC còn thấp và không ổn định, sau khi tăng mạnh nhất vào năm 2017, chỉ tiêu này đã bị giảm dần và chỉ đạt mức tăng trưởng âm vào các năm tiếp theo. Trong khi đó, năm 2017 chỉ tiêu này tăng chủ yếu là do mức tăng trưởng tuyệt đối của nguồn NSNN cấp tăng mạnh, với nguồn hỗ trợ vốn tập trung vào Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính Phủ. Tuy nhiên sang những năm tiếp theo của giai đoạn nghiên cứu, mức tăng trưởng tuyệt đối của tổng NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh đều bị sụt giảm dần xuống mức tăng trưởng âm.

Bảng 3.13: Quy mô phát triển nguồn lực tài chính

tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm NSNN cấp Học phí Nguồn khác Tổng NLTC Số tiền Mức tăng trưởng tuyệt đối Số tiền Mức tăng trưởng tuyệt đối Số tiền Mức tăng trưởng tuyệt đối Số tiền Mức tăng trưởng tuyệt đối 2017 104.337,0 19.969,0 23.656,9 6.212,1 20.682,0 3.221,0 148.675,9 29.402,1 2018 108.055,0 3.718,0 23.165,0 (491,9) 15.418,0 (5.264,0) 146.638,0 (2.037,9) 2019 110.277,0 2.222,0 15.375,3 (7.789,7) 12.815,9 (2.602,1) 138.468,2 (8.169,8) 2020 99.193,5 (11.083,5) 10.823,2 (4.552,1) 8.425,9 (4.390,0) 118.442,6 (20.025,6) (Nguồn: Tổng hợp của NCS)

Qua bảng số liệu trên, mức tăng trưởng NLTC tại các CSĐT nghề thuộc tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây đã bị sụt giảm mạnh, với mức độ giảm ngày càng tăng lên, cụ thể: Mức tăng trưởng về tổng NLTC năm 2017 so với năm 2016 là 29.402 triệu đồng; sang năm 2018, con số này giảm

2.038 triệu đồng so với 2017; năm 2019, tiếp tục giảm 8.170 triệu đồng so với 2018; và đến năm 2020, con số này sụt giảm mạnh nhất là 20.026 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2019.

Xét về cơ cấu mức độ tăng trưởng NLTC, các nguồn từ NSNN cấp, học phí và nguồn khác tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ có mức tăng trưởng tuyệt đối ngày càng giảm dần, đặc biệt là đến năm 2020, các NLTC đều có mức tăng trưởng tuyệt đối âm. Trong đó, các CSĐT nghề công lập của tỉnh vẫn bị ảnh hưởng và phụ thuộc chủ yếu vào nguồn từ NSNN cấp. Thực tế, xu hướng chung là giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN, trong khi NSNN còn chi theo số lượng học viên tuyển sinh hoặc theo các đề án thì mức độ tăng trưởng tuyệt đối giảm tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ là điềudễ hiểu. Tuy nhiên, mức tăng trưởng các NLTC ngoài NSNN đều bị sụt giảm qua các năm, trong khi NSNN vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn lực, điều này cho thấy thực chất, các CSĐT nghề không những chưa thể tự chủ mà còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn từ NSNN cấp.

Quy mô tăng trưởng NLTC tại các CSĐT nghề thuộc tỉnh thời gian qua có chiều hướng đi xuống, vẫn phụ thuộc chủ yếu vào NSNN cấp. Trong khi ngân sách địa phương của tỉnh Phú Thọ còn khó khăn, nguồn tài chính hỗ trợ từ NSTƯ để tổ chức cho các hoạt động đào tạo nghề còn hạn hẹp, do đó xảy ra tình trạng NSNN bố trí dàn trải, một số khoản chi không được bố trí ngân sách đảm bảo mức cần thiết nên thời gian đầu tư bị kéo dài, chưa đáp ứng được việc tập trung đầu tư hoàn chỉnh theo từng nghề, nhóm nghề trọng điểm, chưa tạo động lực phát triển mạnh dạy nghề đáp ứng nhu cầu nguồn lao động có tay nghề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, quy mô tăng trưởng NLTC từ học phí, từ nguồn khác cho đào tạo nghề tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh còn chưa ổn định, ngày càng bị sụt giảm.

Trong giai đoạn nghiên cứu, công tác tuyển sinh học nghề trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh còn chưa được đẩy mạnh. Cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa hợp lý, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo còn thiếu, lạc hậu, chất lượng đào tạo, giải quyết việc làm sau đào tạo còn hạn chế, chưa thu hút được học viên theo học nghề. Sự liên kết giữa CSĐT nghề với các doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh, hoạt động hợp tác quốc tế và huy động các nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ vẫn chưa chủ động khai thác và sử dụng nguồn từ các TCTD, trong khi đây là một trong những nguồn tài chính dồi dào, nếu được sử dụng linh hoạt và hiệu quả sẽ giúp các CSĐT nghề công lập chủ động trong đầu tư, mở rộng hoạt động đào tạo, kinh doanhdịch vụ và nâng cao uy tín thương hiệu của cơ sở.

Qua những phân tích trên, nhận thấy việc phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế. Nguồn NSNN ngày càng hạn hẹp, trong khi các đơn vị chưa chủ động tiếp cận khai thác và phát triển các NLTC ngoài NSNN, nguồn thu chủ yếu vẫn từ học phí. Tuy nhiên, công tác tuyển sinh đào tạo nghề chưa hiệu quả, bên cạnh đó các CSĐT nghề công lập của tỉnh chưa chủ động kết nối với doanh nghiệp, tổ chức, người sử dụng lao động để phát triển thêm NLTC khác cho đơn vị, tổng NLTC có xu hướng sụt giảm dần qua các năm.

c. Tốc độ tăng trưởng của nguồn lực tài chính

Để đánh giá quy mô phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ, tốc độ tăng trưởng của NLTC (hệ số K) cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng.

Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng của tổng NLTC

tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020

(Nguồn: Tổng hợp của NCS)

Trong những năm qua, hệ số K cũng có sự thay đổi nhất định, phản ánh rõ nét về sự biến động và tốc độ tăng trưởng của từng NLTC tại các cơ sở cho đào tạo nghề. Nhận thấy Hệ số K của tổng NLTC tại các CSĐT nghề thuộc tỉnh có tốc độ giảm nhanh từ năm 2017 đến năm 2020. Cụ thể: Hệ số K của tổng NLTC cho đào tạo nghề các năm 2017, 2018, 2019, 2020 lần lượt là 24,65%; -1,37%; -5,57% và -14,46%. Trong cả giai đoạn nghiên cứu, duy nhất chỉ có năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng dương với 24,65%, nguyên nhân do nguồn NSNN được hỗ trợ tăng, chủ yếu cho đào tạo nghề lao động nông thôn tại tỉnh theo Quyết định số 1956/QĐ- TTG của Thủ tướng Chính Phú. Các năm tiếp theo, do mức độ tăng trưởng âm nên tốc độ tăng trưởng chậm dần, sụt giảm mạnh nhất vào năm 2020. Xét về tốc độc tăng trưởng của từng NLTC tại các cơ sở, nhận thấy nguồn học phí có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là nguồn học phí, đây tiếp đến là các nguồn thu khác tại đơn vị. Điều này cho thấy các NLTC ngoài NSNN không chỉ bị sụt giảm cả về số lượng mà tốc độ tăng trưởng qua các năm còn rất chậm, chưa được các CSĐT nghề công lập thực sự quan tâm và chú trọng phát triển, chủ yếu phụ thuộc trông chờ vào nguồn NSNN cấp.

Hệ số K của tổng NLTC chịu ảnh hưởng và tác động chủ yếu bởi các hệ số K của NSNN, học phí và nguồn khác. Trong giai đoạn nghiên cứu, hệ số K của tổng NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ sụt giảm dần từ năm 2017 đến năm 2020 là do hệ số K của các NLTC ngoài NSNN trong những năm này đều có tốc độ phát triển âm. Hay nói cách khác, các NLTC ngoài NSNN trong giai đoạn nghiên cứu có tốc độ tăng trưởng rất chậm, đặc biệt là nguồn thu từ hoc phí, bởi ngoài NSNN cấp thì đây là nguồn thu duy nhất chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng NLTC ngoài NSNN tại các CSĐT nghề công lập thuộc tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w