Triển vọng phát triển ngành

Một phần của tài liệu BenXeDongNai_BanCongBoThongTin_18042014_Vn_V2 (Trang 30)

V. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY

10. Triển vọng phát triển ngành

Ngày 04/03/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 318/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến 20130 với những mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đưa Việt Nam từng bước trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa và hành khách của khu vực, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn đến năm 2020

Đến năm 2020, tổng sản lượng vận tải toàn ngành khoảng 1.300 tỷ tấn.km (tương đương 2,2 tỷ tấn hàng hoá), 340 tỷ hành khách.km (tương đương 6,3 tỷ lượt khách) với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm sản lượng vận tải hàng hóa giai đoạn 2013 - 2020 là 9,1%, hành khách là 10,7% (chi tiết tại Phụ lục).

Tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính; thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 khoảng 54,4%; đường sắt 4,3%; đường thủy nội địa 32,4%. Thị phần vận tải hành khách liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 khoảng 93,2%; đường sắt 3,4% (chi tiết tại Phụ lục).

Đến năm 2020, tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng của Hà Nội đáp ứng khoảng 25% nhu cầu đi lại, trong đó đường sắt đô thị chiếm 2-3%; của thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đi lại, trong đó đường sắt đô thị 4 - 5%.

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách với chi phí phù hợp, góp phần giảm chi phí logistics của nền kinh tế xuống còn khoảng 15% GDP; hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xe buýt nhanh trong các đô thị từ loại 1 trở lên, đưa vào vận hành từ 01 đến 02 tuyến đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển phương tiện vận tải công cộng sức chứa nhỏ và xe taxi đảm bảo gom khách cho dịch vụ xe buýt và đường sắt đô thị.

Tăng cường an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải, phấn đấu giảm 5 - 10% bình quân hàng năm về số người chết do tai nạn giao thông có nguyên nhân từ phương tiện kinh doanh vận tải, hạn chế tối đa sự cố an toàn hàng không.

Nâng cao tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải, hiệu quả sử dụng năng lượng; kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường trong hoạt động

vận tải.

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh thương mại, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, công khai, minh bạch.

Tái cơ cấu lực lượng vận tải, đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư kinh doanh vận tải, đặc biệt là trong ngành đường sắt; hoàn thành cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực vận tải.

Định hƣớng đến năm 2030

Đến năm 2030, tổng sản lượng vận tải khoảng 2.500 tỷ tấn.km (tương đương 4,3 tỷ tấn hàng hoá), 667 tỷ hành khách.km (tương đương 14 tỷ lượt khách), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng vận tải hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 là 6,7%, hành khách là 8,2% (chi tiết tại Phụ lục),

Tiếp tục tái cơ cấu vận tải, đến năm 2030, thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh bằng đường bộ khoảng 51,2%; đường sắt 7,9%; đường thủy nội địa 30,9%, thị phần vận tải hành khách liên tỉnh đường bộ khoảng 92,0%; đường sắt 4,7% (chi tiết tại Phụ lục).

Đến năm 2030, tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng tại thành phố Hà Nội đáp ứng khoảng 40% nhu cầu đi lại trong đó đường sắt đô thị khoảng 17%; tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng khoảng 35% nhu cầu đi lại trong đó đường sắt đô thị khoảng 18%.

Năng suất, chất lượng và hiệu quả dịch vụ vận tải hành khách đạt mức tiên tiến trong khu vực, góp phần giảm chi phí logistics của Việt Nam xuống dưới 15% GDP; hoàn thiện hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức với mạng lưới đường sắt đô thị làm chủ đạo trên các trục giao thông chính trong các đô thị loại 1 trở lên; hoàn thiện mạng lưới xe buýt tại các đô thị từ loại 2 trở lên trên cả nước; phương tiện vận tải công cộng sức chứa nhỏ và xe taxi đảm bảo gom khách cho dịch vụ xe buýt và đường sắt đô thị.

An toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải được bảo đảm ngày càng cao, phấn đấu giảm tỷ lệ số người tử vong do tai nạn giao thông trên 10.000 phương tiện kinh doanh vận tải về mức bằng hoặc thấp hơn so với tỷ lệ chung của phương tiện vận tải trên cả nước; hạn chế tối đa sự cố an toàn hàng không.

Xây dựng hệ thống dịch vụ vận tải thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, kiểm soát được các thành phần gây ô nhiễm môi trường trong các hoạt động vận tải.

Có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh về quản lý vận tải, đảm bảo năng lực thực thi pháp luật hiệu quả, nghiêm minh.

Phát triển đội ngũ các doanh nghiệp vận tải có quy mô phong phú, mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến, trình độ nhân lực và mức độ ứng dụng công nghệ trong quản trị doanh nghiệp cao; từng bước mở rộng đầu tư kinh doanh vận tải ra các nước trong khu vực và trên thế giới.

Như vậy có thể thấy triển vọng phát triển của ngành dịch vụ bến xe là còn rất lớn hứa hẹn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp ngành dịch vụ bến xe nói chung và Công ty nói riêng.

11. Chính sách đối với ngƣời lao động

11.1 Số lƣợng ngƣời lao động trong Công ty

Tính đến thời điểm 31/12/2013, tổng số lao động của Công ty là 70 người, với cơ cấu phân theo loại hình hợp đồng được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 9: Cơ cấu lao động tại thời điểm 31/12/2013

Stt Trình độ Số ngƣời Tỷ lệ (%)

I Phân loại theo hợp đồng 70 100

1 Hợp đồng lao động không xác định thời hạn 58 82,86

2 Hợp đồng lao động có thời hạn - -

3 Hợp đồng khoán việc 12 17,14

Nguồn: Công ty

11.2 Chế độ làm việc

- Thời gian làm việc 05 ngày trong tuần và 08 giờ một ngày;

- Thời gian lao động được tính theo đúng quy định cuả Bộ lao động Thương binh và Xã hội.

11.3 Chính sách lƣơng

- Người lao động được nhận tiền lương và các khoản tiền thưởng căn cứ vào hợp đồng lao động và vào kết quả công việc cụ thể của từng người;

- Mức lương của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

11.4 Chế độ phúc lợi, xã hội

- Quỹ khen thưởng, phúc lợi hàng năm được trích lợi nhuận sau thuế để thưởng CBCNV vào dịp lễ tết;

Bảng 10: Mức lương bình quân qua các năm

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Mức lương bình quân (đồng/người/tháng) 6.435.000 7.551.000 8.870.000

Nguồn: Công ty

12. Chính sách cổ tức

Công ty có chính sách chi trả cổ tức phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh từng năm sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Mức chi trả cổ tức qua các năm của Công ty cụ thể như sau:

Bảng 11: Mức chi trả cổ tức qua các năm

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Mức chi trả cổ tức(%) 16 16 16

Nguồn: Công ty

13. Tình hình tài chính

13.1. Các chỉ tiêu cơ bản

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong Báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.

13.1.1. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ

Chi phí khấu hao của được trích phù hợp với quy định của Bộ Tài chính, cụ thể như sau: - TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình được xác định theo nguyên giá và giá trị đã khấu hao; - Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình: Khấu hao đường thẳng, xây dựng tỷ lệ khấu hao theo

Quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính. Cụ thể: Nhà cửa, vật kiến trúc : 05-50 năm

Máy móc, thiết bị : 05 -10 năm

Phương tiện vận tải, truyền dẫn : 05-07 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý : 05 năm

Tài sản cố định khác : 12 năm

13.1.2. Các khoản phải nộp theo luật định

Các loại thuế đang áp dụng tại Công ty:

- Thuế giá trị gia tăng: 10%. Trong đó hoa hồng bán vé không chịu thuế.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: năm 2011 là 25%. Năm 2012 là 25% và được giảm 30% số thuế phải nộp. Năm 2013 là 20% áp dụng đối với doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm.

- Thuế đất, thuế môn bài, thuế đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...

Công ty thực hiện đầy đủ và đúng hạn các khoản phải nộp theo luật định về thuế. Cụ thể:

Bảng 12: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Đơn vị tính: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

1 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3.023 2.673

Nguồn: o kiểm toán năm 2012 2013 của Công ty

13.1.3. Trích lập các quỹ theo luật định

Việc trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm sẽ do ĐHĐCĐ quyết định. Công ty thực hiện việc trích lập các quỹ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và quy định của pháp luật hiện hành, tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Bảng 13: Tình hình trích quỹ qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 355,181 340,181

2 Quỹ đầu tư, phát triển 2.708,190 2.832,926

3 Quỹ dự phòng tài chính 481,496 571,541

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012 và 2013 của Công ty

Các khoản phải thu:

Bảng 14: Các khoản phải thu Đơn vị tính: đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

1 Phải thu khách hàng 184.575.000 172.825.000

2 Trả trước cho người bán 33.749.980 -

3 Phải thu khác 5.272.727 -

Tổng cộng 223.597.707 172.825.000

2013 của Công ty

Các khoản phải trả:

Bảng 15: Các khoản phải trả Đơn vị tính: đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

I Nợ ngắn hạn 2.008.712.666 2.505.254.074

1 Vay và nợ ngắn hạn - -

2 Phải trả cho người bán 395.057.447 406.601.491

3 Người mua trả tiền trước - -

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 659.176.057 719.165.305 5 Phải trả người lao động 448.846.391 533.466.018

6 Chi phí phải trả - -

7 Phải trả nội bộ - -

11 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 468.632.771 355.181.260

II Nợ và vay dài hạn 68.535.752 32.727.273

1 Doanh thu chưa thực hiện được 27.272.727 -

2 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 41.263.025 32.727.273

Tổng cộng 2.077.248.418 2.537.981.347

13.2. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Bảng 16: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Các chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2012 Năm 2013 1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1,39 3,12

+ Hệ số thanh toán nhanh lần 1,39 3,12

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

+ Hệ số Nợ/Tổng tài sản % 0,18 0,11

+ Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu % 0,22 0,12

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

+ Vòng quay hàng tồn kho lần/năm - -

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần % 12,5 12,6 + Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) % 17,1 14,5 + Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) % 14,0 12,9

Nguồn: Công ty

Về khả năng thanh toán

Với hoạt động chính là hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, Công ty không có hàng tồn kho và thời hạn thanh toán các khoản phải thu thường rất ngắn nên các chỉ số thanh toán của Công ty thường khá cao. Hệ số thanh toán ngắn hạn thường được duy trì ở mức lớn hơn 1. Năm 2013, hệ số này đạt 3,12 điều này cho thấy khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của Công ty là khá tốt. Chỉ số thanh toán ngắn hạn của Công ty trong năm 2013 tăng cao chủ yếu do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn mạnh hơn tốc độ tăng nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, điều này cũng tạo áp lực cho ban lãnh đạo Công ty trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư để tối ưu hóa việc sử dụng vốn.

Về cơ cấu vốn

Các chỉ tiêu hệ số nợ/ tổng tài sản và nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty khá thấp trong các năm 2012 và 2013. Điều này cho thấy Công ty đang có cơ cấu vốn ổn định, hầu như không chịu sự tác động của các nguồn vốn bên ngoài.

Các chỉ tiêu về hoạt động

Chỉ tiêu doanh thu thuần/tổng tài sản của năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012, do doanh thu trong năm 2013 giảm 6,1% so với năm 2012 trong khi đó tổng tài sản lại tăng 2%.

Về khả năng sinh lờie

Lợi nhuận sau thuế năm 2013 của Công ty giảm khiến ROE của Công ty chỉ đạt 14,5%. Chỉ số này còn thấp so với một số công ty trong lĩnh vực cùng ngành khác như Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây (34,2%), Công ty Cổ phần Bến xe Nghệ An (27,2%), Công ty Cổ phần Vận tải và Quản lý Bến xe Đà Nẵng (19,1%)…

14. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Kế toán trƣởng, Ban kiểm soát

Bảng 17: Danh sách HĐQT, Ban Giám, Kế toán trưởng, BKS

Stt Họ và tên Chức vụ Năm sinh Số CMND

A. Hội đồng quản trị

1 Nguyễn Giang Toan Chủ tịch 1954 -

2 Phạm Văn Tiệp Phó Chủ tịch HĐQT 1953 -

3 Đỗ Thị Mai Thành viên 1970 271240961

4 Nguyễn Thế Hân Thành viên 1962 271860347

5 Lâm Anh Tuấn Thành viên 1981 -

B. Ban Giám đốc, Kế toán trƣởng

1 Nguyễn Giang Toan Giám đốc 1954 -

2 Phạm Văn Tiệp Phó Giám đốc 1953 -

3 Đỗ Thị Mai Kế toán trưởng 1970 271240961

C. Ban kiểm soát

1 Vũ Văn Nam Trưởng ban 1980 271448556

2 Nguyễn Xuân Lộc Thành viên 1961 271949265

3 Nguyễn Văn Lương Thành viên 1965 -

A. Hội đồng quản trị 1.

- Họ và tên : Nguyễn Giang Toan

- Giới tính : Nam

- Ngày tháng năm sinh : 1954

- Nơi sinh : Hải Dương

- Quốc tịch : Việt Nam

- Số CMND : -

- Dân tộc : Kinh

- Quê quán : Hải Dương

- Địa chỉ thường trú : 8C4, Nguyễn Ái Quốc, KP.6, Biên Hòa, Đồng Nai - Trình độ văn hóa : 10/10

- Trình độ chuyên môn : Cử nhân Kinh tế - Quá trình công tác :

1980 – 1994 : Công ty vận tải hàng hóa Đồng Nai

1994 – Nay : Công ty cổ phần Bến xe và Dịch vụ Vận tải đồng Nai

- Chức vụ công tác hiện nay : Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty - Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ

chức khác

: -

- Hành vi vi phạm pháp luật : Không có - Các khoản nợ đối với Công ty : Không có - Lợi ích liên quan đối với Công ty : Không có

- Số cổ phần sở hữu : 101.620 cổ phiếu, chiếm 15,17% vốn điều lệ - Số cổ phần đại diện sở hữu : 140.700, chiếm 21% vốn điều lệ

Một phần của tài liệu BenXeDongNai_BanCongBoThongTin_18042014_Vn_V2 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)