Sau 40 năm cải cách nền kinh tế, Trung Quốc từ một quốc gia không có nền khoa học kỹ thuật đã trở thành một quốc gia khoa học, công nghệ thành thạo-SPC (Wagner và đồng nghiệp, 2006) và đang dần trở thành quốc gia có năng lực công nghệ tiên tiến-SAC. Thành công của Trung Quốc là một phần là do chính sách hợp tác quốc tế về kinh tế cũng như là KHCN&ĐMST.
3.1.1. Mục tiêu chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của Trung Quốc
Chính sách hợp tác quốc tế về KHC&ĐMST của Trung Quốc định hướng theo các mục tiêu về phát triển kinh tế và Khoa học, công nghệ. Xác định mục tiêu trở thành 5 nước hàng đầu thế giới về năng lực KH&CN, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các nhiệm vụ ngắn hạn như Tầm nhìn phát triển Khoa học 50 năm, Kế hoạch phát triển KH&CN trung và dài hạn 15 năm (2006-2020), Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015). Trong số đó, chính sách nổi bật và quan trọng nhất phải kể đến là Chương trình phát triển KH&CN Trung và dài hạn (2006-2020) được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ban hành ngày 09/02/2006 và gần đây là chiến lược Chiến lược Công nghiệp “Made in China 2025” với mục tiêu biến Trung Quốc thành một người khổng lồ về sản xuât thông qua áp dụng các công nghệ tiên tiến như robot, trí tuệ nhân tạo. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, các hoạt động hợp tác quốc tế để khai thác được các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới là những hoạt động không thể bỏ qua. Kể từ năm 2017, Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc đã ban hành nhiều tài liệu quan trọng về KHCN&ĐMST nhằm xây dựng một hệ thống KHCN&ĐMST mở cho toàn thế giới, làm nền tảng cho kinh tế xã hội phát triển, dựa trên ba nội dung chính: (i) phát triển các cụm KHCN&ĐMST có ảnh hưởng và hấp dẫn quốc tế; (ii) Khuyến khích KHCN&ĐMST quốc tế hợp tác vì lợi ích của cả hai bên ; (iii) Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các nghiên cứu chuyên sâu; và (iv) khuyến khích phát huy sáng kiến của số đông về “tinh thần kinh doanh dựa trên sự đổi mới” (OECD, 2016b).
3.1.2. Chủ thể chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của Trung Quốc
Chủ thể chính sách hợp tác quốc tế nói chung của Trung Quốc là Quốc Vụ Viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chính sách hợp tác quốc tế của quốc gia này bao gồm một hệ thống các chính sách hợp tác quốc tế ở cấp độ chuyên sâu hơn mà cơ quan phụ trách sẽ được Quốc Vụ Viện phân cấp. Chính vì vậy, chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của Trung Quốc được phân cấp cho Bộ Khoa học Kỹ thuật làm đơn vị chủ trì, phối hợp các Bộ Ngoại gia, Bộ Quốc phòng để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST.
Bộ Khoa học kỹ thuật Trung Quốc dựa trên chức năng và quyền hạn của mình có thể lựa chọn các cơ sở nghiên cứu khoa học ở cấp độ thấp hơn đến thực hiện những hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST. Ví dụ đối với hoạt động HTQT về lĩnh vực sinh học, Bộ Khoa học kỹ thuật Trung Quốc tạo môi trường thuận lợi để các nhà khoa học trong lĩnh vực này thực hiện hoạt động hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học đến từ các cơ sở nghiên cứu của nước ngoài.
3.1.3. Lĩnh vực hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của Trung Quốc
Trung Quốc hợp tác đa dạng các lĩnh vực phụ thuộc vào đối tác hợp tác. Hợp tác với Mỹ- quốc gia SPC, lĩnh vực Trung Quốc ưu tiên là Năng lượng sạch, Biến đổi khí hâu, Hàng hải và Ngư nghiệp, tuy nhiên khi tiến hành hợp tác với Brazil, một quốc gia có trình độ khoa học tương đương mình và trong nhóm BRICs thì bên cạnh biến đổi khí hậu, Trung Quốc nhấn mạnh khủng hoảng năng lượng, an ninh lương thực, năng lượng tái tạo, công nghệ nano, khoa học nông nghiệp và an toàn thực phẩm, công nghệ thông tin và vũ trụ công nghệ (MOST, 2011b).
Cơ sở lý luận của việc ưu tiên là do đất nước cần tập trung nguồn lực khan hiếm vào một số lĩnh vực quan trọng mà Trung Quốc đang tụt hậu so với quốc tế và sự lạc hậu có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội hoặc an ninh quốc gia. Chính phủ Trung Quốc xác định 07 lĩnh vực trọng tâm của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mà chính sách hợp tác quốc tế của quốc gia về lĩnh vực này bao gồm: thứ nhất, cải tiến công nghệ và nâng cấp công nghiệp vật liệu cơ bản chủ yếu bao gồm công nghệ liên quan đến vật liệu sắt thép, vật liệu kim loại màu, vật liệu
dệt, vật liệu hóa dầu, vật liệu công nghiệp nhẹ và vật liệu xây dựng. Thứ hai, vật liệu điện tử tiên tiến chiến lược, bao gồm vật liệu bán dẫn thế hệ thứ ba và công nghệ chiếu sáng bán dẫn, công nghệ màn hình mới, vật liệu laser và thiết bị laser công suất cao, vật liệu quang điện tử và vi điện tử cao cấp, cũng như vật liệu điện tử biên và đa ngành.Thứ ba, các công nghệ kỹ thuật chính và nền tảng hỗ trợ, bao gồm xây dựng nền tảng tính toán cho các vật liệu thông lượng cao, nền tảng để tổng hợp và mô tả đặc tính của vật liệu thông lượng cao và nền tảng của cơ sở dữ liệu đặc biệt; R&D của các phương pháp và phần mềm tính toán đồng thời tích hợp đa quy mô, thông lượng cao, công nghệ tổng hợp và mô tả đặc tính của vật liệu thông lượng cao, đánh giá hành vi dịch vụ và công nghệ Dữ liệu lớn cho kỹ thuật vật liệu.Thứ tư, vật liệu và thiết bị nano, bao gồm cả công nghệ cho vật liệu graphene và carbon; công nghệ vật liệu nano trong công nghiệp thông tin và điện tử, trong chuyển đổi và lưu trữ năng lượng, y sinh, cải tiến công nghiệp truyền thống, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải; và xử lý vật liệu nano, chuẩn bị, xác định đặc tính, đánh giá an toàn, công nghệ và thiết bị tiêu chuẩn hóa.Thứ năm, cấu trúc và vật liệu tổng hợp tiên tiến, bao gồm sợi và vật liệu tổng hợp hiệu suất cao, hợp kim nhiệt độ cao, hợp kim đặc biệt cho thiết bị cao cấp, vật liệu kết cấu chính cho kỹ thuật hàng hải, vật liệu nhẹ và độ bền cao, vật liệu hiệu suất cao của cấu trúc polyme, công nghệ kỹ thuật bề mặt, Vật liệu in 3D & công nghệ luyện kim bột tiên tiến, vật liệu tổng hợp kim loại và gốm.Thứ sáu, vật liệu chức năng và thông minh mới, bao gồm vật liệu chức năng mới của đất hiếm, vật liệu năng lượng tiên tiến, màng phân tách hiệu suất cao, vật liệu và siêu vật liệu thông minh và phỏng sinh học, vật liệu y sinh thế hệ mới, vật liệu môi trường sinh thái và vật liệu chức năng đặc biệt cho thiết bị và kỹ thuật chính các dự án. Thứ bảy, xây dựng đội ngũ nhân tài, bao gồm không ngừng mở rộng đội ngũ nhân tài, cân bằng sự phát triển của tất cả các loại chuyên gia, đáng kể là nâng cao tầm cỡ của nhân sự doanh nghiệp, từng bước phát triển các cơ chế mới về đào tạo, tuyển dụng và quản lý nhân sự phù hợp với sự phát triển trong các lĩnh vực của tài liệu, và thúc đẩy các cơ sở và liên minh có liên quan.
3.1.4. Cách thức tổ chức thực hiện chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMMST của Trung Quốc
3.1.4.1. Phát triển xây dựng nguồn nhân lực và hạ tầng KHCN&ĐMST
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã chuẩn bị cho sự phát triển của KH&CN với Chương trình Ngọn Đuốc (The Torch) nhằm mục tiêu xây dựng năng lực đổi mới sang tạo bằng nội lực thông qua xây dựng nguồn nhân lực trong nước và thu hút nhân tài từ nước ngoài quay trở về. Năm 2011, Trung Quốc công bố “Cương yếu Quy hoạch phát triển nhân tài quốc gia trung và dài hạn 2010- 2020”. Cương yếu này không chỉ thực hiện việc đánh giá thực trạng đội ngũ nhân tài Trung Quốc hiện nay, mà còn xác định mục tiêu chiến lược đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có thế mạnh về nhân tài trên thế giới trước năm 2020. Các nhiệm vụ chủ yếu được nêu lên bao gồm: (i) đào tạo nhân tài khoa học kỹ thuật sáng tạo; (ii) bồi dưỡng một số nhà khoa học, nhân tài dẫn đầu khoa học công nghệ, kỹ sư trình độ thế giớivà ê-kíp mới sáng tạo trình độ cao; (iii) khai thác nhân tài chuyên ngành cho các lĩnh vực trọng điểm phát triển kinh tế và xã hội, hỗ trợ chất xám cho phát triển hệ thống công nghiệp hiện đại (Cục thông tin KH&CN Quốc gia, 2012, 2018).
Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã thực hiện chính sách hỗ trợ về vật chất, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho những người nhânviên khoa học kĩ thuật, giúp họ chuyên tâm nghiên cứu và sang tạo. Cụ thể, Trung Quốc triển khai Dự án 211 và Dự án 985 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bậc cao, tập trung đổi mới công nghệ, bồi dưỡng nhân tài có khả năng sáng tạo và nâng cao năng lực tự đổi mới của các cơ sở giáo dục trong đó dự án 211 hướng tới xây dựng 100 trường đại học xây dựng chất lượng cao, còn Dự án 985 đặt mục tiêu phát triển 10-12 trường đai học đẳng cấp thế giới. Đến tháng 9/2017, hai dự án này đã được thay thế bằng Dự án “Double First-class University” với mục tiêu đến năm 2050 có thể đưa nhiều trường đại hoc và cơ sở đào tạo giáo dục bậc cao của Trung Quốc lên ngang tầm các trường đứng đầu thế giới.
Hiện nay quốc gia này đã triển khai 12 chương trình thu hút nhân tài nhằm chiêu gọi hơn 2.000 nhân sự cấp cao Hoa Kiều về Trung Quốc trong 5-10 nămtới như chương trình “Foreign Thoundsands Programme”. Đồng thời, để thu hút nhân
tài cao cấp từ nước ngoài, Trung Quốc đã hoàn thiện chế độ quyền lưu trú lâu dài của người nước ngoài. Các quy định về thị thực/visa được thay đổi theo hướng thuận lợi hơn và nâng cấp chương trình “thẻ xanh” được triển khai trước đó. Khác với phương pháp tiếp cận truyền thống là chỉ thu hút nhân lực hoạt động trực tiếp trong các lĩnh vực KH&CN, Trung Quốc áp dụng các biện pháp thu hút thêm các doanh nhân người nước ngoài để giải quyết sự thiếu hụt CEO có năng lực quản lý, kết quả của việc bùng nổ kinhtếtrong 30 năm qua với nhiều công ty đồng loạt ra đời và vươn ra phạm vi toàncầu (ILO, 2017).
a. Cơ sở hạ tầng về KHCN&ĐMST
Dưới chương trình “Ngọn Đuốc” đã được Trung Quốc xây dựng vào những năm 1990 của thế kỷ trước đã thành lập nên các Khu Phát triển Công nghiệp Công nghệ cao và Các trung tâm Ươm tạo Công nghệ. Các công viên Công nghiệp KH&CN (STIP- Science Technology Innovation Park) một thành quả tất yếu của cải tổ, mở cửa ra với thế giới bên ngoài và phát triển xã hội theo hướng nền kinh tế thị trường. KHCN&ĐMST dựa trên vốn tri thức chuyên sâu và một môi trường thuận lợi cho kinh doanh. Đây là những vùng tập trung được thành lập với mục đích chuyển đổi các thành quả R&D thành ứng dụng thương mại thông qua việc tối ưu hóa các môi trường kinh doanh, nhằm vào cả các thị trường nội địa và nước ngoài và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc.
Các Trung tâm ươm tạo được xây dựng dựa trên mô hình kinh doanh của Mỹ. Các hoạt động mới khởi nghiệp dùng chung hạ tầng dịch vụ doanh nghiệp và các cơ sở khác dưới cùng một mái nhà Trung Quốc cũng tập trung xây dựng cơ sở về KHCN&ĐMST từ năm 2005 thông qua Chương trình Phát triển cơ sở và cở sở hạ tầng cho R&D từ năm 2005, với kinh phí ước tính khoảng 1,5 tỷ USD.
b. Hợp tác xây dựng hạ tầng
Ngày càng có nhiều trung tâm R&D có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc, những trung tâm này đã trở thành trung tâm cho các nhà nghiên cứu của Trung Quốc và Liên minh Châu Âu tìm kiếm hợp tác với ngành, tạo cơ hội cho sự hợp tác giữa ngành và học viện. Khoảng cách lớn giữa ngành công nghiệp và
nghiên cứu hàn lâm là một thách thức cho sự hợp tác. Tuy nhiên, nhu cầu về công nghệ của phía Trung Quốc và khả năng cung cấp các giải pháp sáng tạo của các tổ chức EU dẫn đến khuyến nghị tăng cường sử dụng Trung tâm SME của EU tại Bắc Kinh để cải thiện kết nối giữa các công ty EU với các bên liên quan trong ngành và nghiên cứu của Trung Quốc (Khoa học, Công nghệ và Hiệu suất Đổi mới của Trung Quốc, 2014).
Hai tài liệu chính về các chính sách thúc đẩy các phòng thí nghiệm chung là Các biện pháp hành chính về hợp tác quốc tế trong các trung tâm KH&CN do Bộ KH&CN xuất bản và Chương trình phòng thí nghiệm chung hợp tác quốc tế do Bộ Giáo dục xuất bản bao gồm có danh sách các Trung tâm Nghiên cứu Chung Quốc tế do MOST và Phòng thí nghiệm Chung Quốc tế do Bộ Giáo dục công bố trong nhiều năm. Trong danh sách, tất cả các trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm chung đều được đặt tại các trường đại học và cao đẳng, hoặc dựa trên một số cơ sở giáo dục đại học. Ngoài ra, còn có các chương trình chung khác, các trung tâm nghiên cứu chung và kêu gọi các dự án do Bộ KH&CN tổ chức. Dưới đây là một số trung tâm nghiên cứu chung quan trọng, liên kết thông qua hình thức ảo (virtual) hoặc hữu hình (physical):
• Trung tâm Thiết kế và Đổi mới Trung Quốc-Ý, Đại học Đồng Tế, Thượng Hải • Trung tâm Nghiên cứu Quang tử chung Trung-Thụy Điển
• Trung tâm Kỹ thuật Không gian Địa lý Trung-Anh
• Mạng lưới Nghiên cứu Năng lượng Sạch của Vương quốc Anh-Trung • Sáng kiến hợp tác tế bào gốc Anh-Trung
• Chương trình Nghiên cứu Trung-Pháp về Toán học
• Viện Nghiên cứu chung về Khoa học và Xã hội (nghiên cứu Trung-Pháp) • Viện Nghiên cứu & Giáo dục Kỹ thuật Trung-Pháp
• Phòng thí nghiệm Trung-Pháp về Khoa học Máy tính, Tự động hóa, Viện Tự động hóa thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, Bắc Kinh
• Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Đời sống và Di truyền học Trung-Pháp, Đại học Giao thông Thượng Hải, Thượng Hải
• Nền tảng Khoa học Đời sống Trung-Đức, Bắc Kinh • Trung tâm Xúc tiến Nghiên cứu Trung-Đức, Bắc Kinh
• Sáng kiến Trung-Đức về Khoa học Biển, Đại học Đại dương Trung Quốc • Trung tâm đánh dấu sinh học Trung Áo, Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh • Trung tâm Sáng tạo Chung Bồ Đào Nha-Trung Quốc về Vật liệu Tiên tiến, Đại học Chiết Giang, Hàng Châu
• Trung tâm Nghiên cứu Chung Quốc tế Hệ sinh thái Trung Quốc - Croatia •Trung tâm Lý thuyết Tính toán Tương tác Đan Mạch-Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh
• Trung tâm Điện tử Nano phân tử Đan Mạch-Trung Quốc, Học viện Khoa học Trung Quốc, Bắc Kinh
• Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Vú Đan Mạch-Trung Quốc, Học viện Khoa học Trung Quốc, Bắc Kinh
• “Năng lượng thông minh trong các thành phố thông minh”, Chương trình nghiên cứu chuyên đề khoa họcchung Trung Quốc- Hà Lan, Học viện Khoa học Trung Quốc, Bắc Kinh
3.1.4.2. Hỗ trợ tài chính và thu hút đầu tư nước ngoài
Thu hút đầu tư quốc tế vào đổi mới sáng tạo là một ưu tiên chính sách quan trọng ở các nền kinh tế mới nổi. Các nền kinh tế mới nổi ngày càng thu hút nhiều đầu tư quốc tế, bao gồm cả KHCN&ĐMST. Những thay đổi trong hành vi đầu tư của các công ty đa quốc gia phần lớn phản ánh bối cảnh đang thay đổi của sự đổi mới và cung cấp ngày càng nhiều các nguồn lực và năng lực KH&CN trên toàn cầu.
Mục tiêu của Trung Quốc trong khuyến khích FDI phát triển khu vực kinh tế và chuyển giao công nghệ. Chính phủ đã khởi xướng một chiến lược về công nghệ dành cho thị trường, và cho phép các công ty nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc để đổi lấy việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước hoặc thành lập các trung tâm R&D và đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ như: thu nhập từ chuyển giao công nghệ được phát triển bởi các công ty nước ngoài sẽ được trừ thuế