Khái quát về chính sách hợptác quốc tế về KHCN&ĐMST của ViệtNam

Một phần của tài liệu Luận án chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 119)

4.1.1. Tổng quan hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMSTcủa Việt Nam

Căn cứ trên tổng thể các chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của Việt Nam, có thể chia quá trình này làm ba giai đoạn lớn, cụ thể như sau:

Một là, trước năm 2002: đây là thời kỳ Việt Nam gần như không chú trọng vào việc xây dựng các chính sách thúc đẩy các hoạt động HTQT về STI. Kể từ sau Đổi mới và nhất là từ khi Việt Nam đã thành công vượt qua khủng hoảng nhưng hoạt động kinh tế giai đoạn đó chủ yếu vẫn tập trung và việc tăng sản lượng thông qua tăng quy mô sản xuất và chú trọng vào giải quyết việc làm cho người lao động. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng ưu tiên về số lượng và quy mô của các dự án. Chính vì vậy, trong những năm này, hoạt động khoa học, công nghệ chủ yếu chỉ được thực hiện trong phạm vi của các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước với nhau mà chưa chú ý đến việc hợp tác ra với các nhà khoa học hay cơ sở nghiên cứu ngoài nước.

Hai là, từ năm 2002 đến năm 2010: đây là thời kỳ Việt Nam bắt đầu quan tâm và thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST, được đánh dấu bằng việc ký kết một loạt các hiệp định, văn bản thỏa thuận hợp tác vềKHCN&ĐMST với nhiều quốc gia trên thế giới như: Hiệp định hợp tác KH&CN giữa Việt Nam với Angola, giữa Việt Nam với Vương quốc Bỉ, các hiệp định hợp tác về ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình với Nga, Trung Quóc, Argentina, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, v.v. Chỉ tính riêng năm 2002, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức thực hiện hơn 200 dự án hợp tác quốc tế với sự tham gia của 20 bộ, ngành và địa phương; đồng thời Bộ đã dành 15 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí đối ứng cho các tổ chức KH&CN Việt Nam triển khai gần 80 dự án hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài.

Trong suốt giai đoạn này, hàng trăm dự án hợp tác quốc tế về KH&CN được phê duyệt và triển khai hàng năm dưới hình thức song phương và đa phương. Đặc

biệt, với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 cũng đã giúp Việt Nam tiến một bước quan trọng trong hợp tác về KHCN&ĐMST với các quốc gia là thành viên của WTO. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ thực sự được triển khai mạnh mẽ hơn nữa kể từ năm 2010, khi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) bắt đầu chủ trì triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu.

Ba là, kể từ năm 2010 đến nay: đây là thời kỳ đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST với hàng loạt các chính sách, các chương trình hành động của Chính phủ về HTQT vềKHCN&ĐMST cũng như tìm kiếm và đặt hàng chuyển giao công nghệ. Đáng chú ý nhất trong giai đoạn này phải kể đến Quyết định 735/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/5/2011 về phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020. Theo sau đó là hàng loạt các chính sách liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các chương trình đối tác đổi mới sáng tạo, chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài, các chương trình phát triển và bảo hộ tài sản trí tuệ,v.v. Những chính sách này đã giúp hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST gặt hái được không ít thành công, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của nền KH&CN quốc gia.

a. Những thành tựu chủ yếu

Với sự quan tâm đầu tư ngày càng nhiều của Nhà nước và các ban ngành quản lí, trong nhiều thập kỷ qua, nền khoa học, công nghệ của nước ta đã tạo lập được một nền móng cơ sở tương đối vững chắc, là cơ sở quan trọng để thực hiện Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN năm 2020”. Bộ Khoa học và Công nghệ không ngừng tích cực triển khai xây dựng 3 chương trình quan trọng bao gồm: (i) chương trình hợp tác nghiên cứu chung song phương và đa phương về KH&CN, trong đó chú trọng vào các nền kinh tế có năng lực KHCN&ĐMST hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, liên minh Châu Âu (EU) và các quốc gia Đông Nam Á; (ii) Chương trình tăng cường nguồn lực kết nối các mạng thông tin KH&CN xuyên châu lục như Á- Âu VINAREN, Bắc Mỹ GLORIAD và (iii) Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài vào ViệtNam. Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang triển khai nhiều chương trình hợp tác quốc tế

như Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam-Phần Lan (IPP) giaiđoạn 2(2014-2018) và đang tích cực tiếp tục triển khai dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” (FIRST) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, triển khai Dự án “Xây dựng trung tâm đào tạo cán bộ quản lý khoa hoc và công nghệ cho Lào”; tổ chức triển khai Dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp” hợp tác với Vương quốc Bỉ, đồng thời tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường mạng lưới đại diện khoa hoc và công nghệ ở nước ngoài. Hoat đông hợp tác nghiên cứu chung song phương theo nghị định thư tiếp tục được triển khai mạnh mẽ nhằm thu hút các nguồn lực và kinh nghiệm từ các đối tác nước ngoài để phát triển khoa học và công nghệ quốc tia. Mạng lưới đại diện khoa học ở các địa bàn, quốc gia trọng điểm tiếp tục được kiện toàn để làm đầu mối kết nối thông tin, triển khai các nhiệm vụ KH&CN (Cổng thông tin cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, 2020).

Việc tham gia sâu rộng vào mạng lưới thương mại thế giới cũng đóng góp tới sự thành công của hoạt động STI. Việt Nam càng có điều kiện để tăng cường hoạt động hợptác KH&CN, đặc biệt là đối với các công ty đa quốc gia đầu tư FDI vào hoạt động R&D hoặc chuyển giao công nghệ. Giai đoạn gần đây đã chứng kiến sự tham gia của các doanh nghiệp KH&CN vào phát triển hạ tầng cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Tính đến tháng 12/2018 cả nước có 250 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Kể từ năm 2012 đến nay, đã có 36 tổ chức được cấp giấy chứng nhận công nghệ cao với tổng vốn đầu tư là 8.412 triệu USD , trong đó cá doanh nghiệp FDI chiếm 58% và các doanh nghiệp FDI chiếm 42% (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2018).

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện đã có 5 - 6 trung tâm Nghiên cứu và phát triển được mở tại Việt Nam bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Một số công ty công nghệ cao thế giới đã chính thức xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển với tham vọng đứng đầu khu vực tại Việt Nam như Samsung Electrics, Intel, Microsoft. Giá trị xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam tăng lên đáng kể khi các doanh nghiệp FDI đầu tư vào hoạt động R&D tại Việt Nam từ 684 triệu USD năm 2000 lên 40.16 triệu USD năm 2018 (Biểu đồ 4.1).

Biểu đồ 4.1. Giá trị xuất khẩu công nghệ cao của Việt Nam giai đoạn 2008-2018 (triệu USD)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2020) Kết quả nổi bật nhất trong hợp tác quốc tế về KH-CN thời gian qua là từ một quốc gia ở thế chủ yếu tiếp nhận viện trợ và ít tính chủ động trong thúc đẩy hợp tác, Việt Nam đã dần trở thành đối tác hợp tác bình đẳng và cùng có lợi trong các quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương về KH&CN. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về KH&CN với hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế và khu vực; là thành viên của hơn 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN; ký kết và thực hiện hơn 80 hiệp định, thỏa thuận hợp tác KH&CN cấp Chính phủ và cấp Bộ (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2009).

Trong lĩnh vực kinh tế thương mại tính đến năm 2020, Việt nam đã ký kết được 15 hiệp định thương mại tự do và đang đàm phán 2 hiệp định (VCCI, 2021). Đây là các cam kết quốc tế toàn diện nhất về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nước, và vì vậy trực tiếp tác động đến hoạt động hợp tác quốc tế về KH-CN như chuyển giao công nghệ, xuất nhập khẩu công nghệ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Ví dụ: Hiệp định FTA Việt Nam- Hàn Quốc quy định về lộ trình giảm thuế và danh mục mặt hàng sẽ giảm hoặc miễn thuế (trong đó có những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như viễn thông, sản phẩm và linh kiện điện tử); mở cửa thị trường (Hàn Quốc mở cửa cho Việt Nam đối với 5 phân ngành, trong đó có dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học tự nhiên).

2.11 4.02 9.12 16.26 27.82 30.86 38.74 37.76 41.41 40.16 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST trong khuôn khổ đa phương và song phương được duy trì và có bước phát triển đáng kể trong thời gian qua, giúp thể hiện vị thế và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng khoa học quốc tế. Bộ Khoa học và Công nghệ đã tích cực, chủ động tham gia, đàm phán, ký kết biên bản các cuộc họp Ủy ban liên chính phủ trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương; tham gia các diễn đàn quốc tế, đẩy mạnh sự tham gia sâu hơn của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực, như Cơ quan Nănglượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Hiêp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Ủy ban sử dụng không gian vì mục đích hòa bình của Liên hợp quốc (COPUOS)...Từ năm 2005 đến năm 2015, đã có hơn 30 đề tài, dự án quốc tế theo Nghị định thư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được triển khai, thực hiện (Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, 2015). Những dự án hợp tác KH&CN này đã có tác động đáng kể và có ý nghĩa thiết thực trong sản xuất và đời sống; nâng cao năng lực nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam; tạo môi trường thuận lợi để các nhà khoa học hai bên trao đổi kinh nghiệm và mở rộng hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào mỗi nước.

b. Những hạn chế

Mặc dù đã đặt được nhiều kết quả tích cực trong giai đoạn qua nhưng hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế. Thứ nhất, phần lớn các được thực hiện trong khuôn khổ các hiệp định/thoả thuận hợp tác song phương hoặc đa phương. Mối quan hệ hợp tác thường diễn ra “một chiều”, trong đóViệt Nam thường là “bên nhận, bên được hỗ trợ”, các đối tác nước ngoài là “bên cho, bên hỗ trợ”. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc vào đối tác và không bình đẳng về nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mỗi bên.Mặt khác, các đối tác song phương trong quan hệ hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của Việt Nam cũng còn chưa đa dạng và chưa phải là những đối tác hàng đầu. Theo các văn bản được ký kết vào công bố chính thức ở cấp Chính phủ, ngoài một vài đối tác lớn thường xuyên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, thì chúng ta cũng chỉ có những thỏa thuận hợp tác chính thức với một vài đối tác là các quốc gia hàng đầu về KHCN&ĐMST như Phần Lan, Ireland, còn lại phần lớn là các quốc gia có trình độ KH&CN tương đương hoặc thấp hơn Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Lào, Mô dăm bích, Nam Phi. Những thỏa thuận

hợp tác như vậy chủ yếu tập trung để giải giải quyết vấn đề ngoại giao khoa học mà không có nhiều tác động và hiệu quả đến việc nâng cao năng lực KHCN&ĐMST của Việt Nam.

Thứ hai, hình thức hợp tác chủ yếu đang thực hiện vẫn chỉ tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực, thông qua việc cử cán bộ, người lao động, học gỉa sang học tập và nghiên cứu tại các nước đối tác. Các công cụ chính sách hợp tác khác như sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu, tuy cũng có nhưng không nhiều và chủ yếu chỉ tồn tại dưới dạng hiệp định khung thay vì các kế hoạch làm việc cụ thể. Thêm vào đó, thông tin về chất lượng và hiệu quả của những chính sách này cũng không được công bố rộng rãi nên rất khó ước lượng được kết quả của chính sách. Cũng cần lưu ý là, ở cấp dưới quốc gia như cấp địa phương, tổ chức nghiên cứu hay cá nhân, hoạt động HTQT về KHCN&ĐMST vẫn diễn ra tuy nhiên đây lại không phải là khía cạnh chính sách nên không thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận án.

Thứ ba, việc thực thi các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ chưa hiệu quả, mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ đã đáp ứng được tính đầy đủ và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các cơ quan thực thi quyền chưa đáp ứng yêu cầu cả chất lượng và số lượng. Bên canh đó, nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn xã hội về vấn đề này còn hạn chế. Thứ tư, hoạt động FDI là một kênh để chuyển giao công nghệ- một nội dung của HTQT về KH&CN- không được thành công như kỳ vọng. Nhìn lại giai đoạn 2006 – 2015, gần 14.000 dự án FDI mới có khoảng 600 hợp đồng chuyển giao công nghệ, đạt 4,28%. Báo cáo của phòng công nghiệp Việt Nam cho biết hệ số chuyển giao công nghệ từ FDI của Việt Nam thấp, đứng thứ 87/137 và mới chỉ dừng ở mức tiếp nhận thông qua các dự án đầu tư trực tiếp hoặc viện trợ của nước ngoài, chưa có đầu tư nghiên cứu, làm chủ và đổi mới công nghệ. Việt Nam vẫn chưa có các nền tảng để nhận chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia ngoại trừ một số công ty như Viettel, Thaco, FPT. Điều này có thể được lý giải với hoạt động đào tạo nhân lực còn hạn chế. Mặc dù Việt Nam đã có sự cải thiện về chất lượng và số lượng nhân lực cho hoạt động KH&CN nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về chất lượng của các nhà đầu tư FDI nên cũng dẫn đến hạn chế trong việc chuyển giao công nghệ và sự liên kết của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nôi địa còn thấp.

4.1.2. Mục tiêu chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST

Hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thiết lập vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế và được xác định là một động lực thúc đẩy các hoạt động KH&CN phát triển. Để đáp ứng nhu cầu trên, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng liên quan đến HTQT về KH&CN như Quyết định số 735/QĐ-TTg, ngày 18/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hội nhập quốc tế về khoa hoc ̣ và công nghê ̣ đến năm 2020”, Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội ̣ nghi ̣ Trung ương khoá XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và HNQT,Quyết định số 418/QĐ-TTg, và gần đây là Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030. Xuất phát từ mục tiêu tổng quát trong các quyết định và nghị quyết, mục tiêu chính sách HTQT về KHCN&ĐMST bao gồm (1) trực tiếp hỗ trợ đạt được các mục tiêu phát triển Khoa học, công nghệ quốc gia; (2) hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế và (3) trở thành một bộ phận trong thực hiện thành công chủ trương, đường lối chiến lược và sách lược đối ngoại quốc gia.

4.1.3. Đối tác hợp tác

Xuất phát từ nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tích cực tham gia hợp tác trong các vấn đề KH&CN toàn cầu, Việt Nam chú trọng nghiên cứu và triển khai theo các lĩnh vực ưu tiên và đối tác ưu tiên; tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm kỹ thuật phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam với các nhóm đối tượng hợp tác chính bao gồm:

Một là, nhóm các quốc gia là đối tác chiến lược như Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Đức, Pháp, Anh. Đây là nhóm quốc gia có tiềm lực khoa học, công nghệ cao và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam. Với nhóm quốc gia này, các công nghệ nguồn, công nghệ cao được bỏ tiền nghiên cứu và mua trựctiếp. Trong đó chúng ta có thể kể đến

Một phần của tài liệu Luận án chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)