Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu 1.FTU-Le Hang My Hanh-KTQT-Luan an Tien si (Trang 158)

5.2.6.1. Giải pháp về tín dụng

Vận dụng thật tốt và hiệu quả các chương trình phát triển Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác NTTS, khai thác và chế biến thủy sản cải tiến công nghệ phục vụ sản xuất.

- Cần có mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay ưu đãi, phù hợp với chu trình sản xuất của các đơn vị NTTS, khai thác hải sản và CBTS xuất khẩu.

- Tiếp tục tổ chức triển khai tốt Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn. Ngành nông nghiệp và PTNT phối hợp các ngân hàng thương mại cần tư vấn cho tổ chức và cá nhân xây dựng phương án vay vốn và sử dụng vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh. Để việc triển khai thực sự tạo hiểu quả. Tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng được vay vốn đủ, kịp thời theo yêu cầu của phát triển sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, do dịch Covid ảnh hưởng rất nặng nề đến nền kinh tế thế giới nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng, các công ty xuất khẩu thủy sản gặp nhiều vấn đề khó khăn về tài chính. Mặc dù Nhà nước có chính sách cho phép doanh nghiệp được cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ với các khoản nợ bị ảnh hưởng do dịch Covid 19; nhưng việc thực hiện và tiếp cận nguồn hỗ trợ này còn nhiều khó khăn. Cụ thể, chỉ một số ngân hàng như Vietcombank hạ lãi suất cho vay cho doanh nghiệp thủy sản, thì các ngân hàng khác còn chưa thật sự bắt tay vào cuộc. Nhà nước và các tổ chức tín dụng cần ban hành

bổ sung các chính sách hỗ trợ với các hợp đông xuát khẩu, đặc biệc cho các khoản vay bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khi trước đó đã gặp khó khăn về vốn và chậm khả năng thanh toán các khoản vay với ngân hàng nên đã bị cho vào nhóm nợ 2 (nợ bị quá hạn thanh toán trước 30 ngày), nên không được áp dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Trong khi đó, những doanh nghiệp này bị ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch và cần hỗ trợ tránh khỏi việc nợ xấu và phá sản, trong khi hoạt động kinh doanh vẫn còn cơ hội phục hồi.

5.2.6.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

-Về phương diện vĩ mô: Cán cân thương mại, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tỷ giá chỉ đóng góp một phần. Việc nhập siêu ở nước ta trong những năm gần đây là mang tính cơ cấu mặt hàng, do xuất khẩu của quá phụ thuộc vào nhập khẩu. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, trước tiên phải thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, nhập khẩu những máy móc công nghệ nguồn và tăng đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, làm tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, giảm tỷ lệ nhập khẩu trong xuất khẩu. Để làm được điều này, cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách chọn lọc, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu từ nước ngoài, có các biện pháp bảo hộ hợp lý với sản xuất trong nước.

- Để xuất khẩu thủy sản ổn định, bền vững, cần tăng cường các giải pháp khắc phục tình trạng này, đồng thời thực hiện tốt Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 04/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng các lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo, trả về.

- Về công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm: Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao CNC như: Công nghệ cấp đông nhanh, đông siêu tốc; dần áp dụng tự động hóa trong các công đoạn để giảm bớt nhu cầu lao động; áp dụng công nghệ làm lạnh mới CAS trong bảo quản sản phẩm; sử dụng các phụ gia, hóa chất không độc hại.

5.2.6.3. Giải pháp phía doanh nghiệp

Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ứng dụng công nghệ hóa – hiện đại hóa để đẩy mạnh quy mô và chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cẩu để tận dụng việc tăng giá trị xuất khẩu và cải thiện chất lượng thủy sản xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tập trung vào việc nâng cao công nghệ và quy trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu, giúp cho doanh nghiệp giữ vững và mở rộng thị trường cũ, đồng thời có cơ hội phát triển thị trường mới.

Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nên xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của mình, để nâng cao giá trị sản phẩm cũng như có lợi thế cạnh tranh ổn định và có thương hiệu mạnh hỗ trợ xuất khẩu. Khi có chất lượng, có thương hiệu, giá trị hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng lên, năng lực cạnh tranh được cải thiện, nguồn thu sẽ tăng và kéo theo sự phát triển của xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần gắn liền tầm quan trọng của việc đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực của doanh nghiệp, khuyến khích sử dụng lao động có kỹ năng, trình độ cao. Nguồn năng lượng này đáp ứng tiêu chuẩn cao và phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi của khoa học công nghệ và môi trường kinh doanh quốc tế. Doanh nghiệp có thể cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước, cũng như đào tạo nội bộ; khuyến khích nhân viên xem học tập là nhiệm vụ trọn đời để nâng cao trình độ và năng lực của họ.

Thứ tư, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nên chủ động trong việc nắm bắt thông tin, tìm hiểu thông tin và luật pháp, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng lĩnh vực. Thông tin là nền tảng giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, nắm bắt cơ hội và tích lũy kinh nghiệm cho mình. Doanh nghiệp Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể và lâu dài để tận dụng được các ưu đãi của các hiệp định thương mại, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở các thị trường hiện có, đồng thời mở rộng thị trường ở các nước tiềm năng, tránh bị phụ thuộc vào một vài thị trường xuất khẩu

như những năm vừa qua.

Thứ năm, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần thực hiện và đưa ra những chính sách quyết liệt nhằm đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, theo hướng tăng số lượng và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, bao gồm mặt hàng tươi sống và chế biến. Doanh nghiệp xuất khẩu cần từng bước chuyển sang nhóm hàng đã qua chế biến với mức hàm lượng công nghệ cao hơn , tiến tới xuất khẩu bền vững.

Thứ sáu, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tập trung và quan tâm đến việc cải thiện chất lượng thủy sản xuất khẩu, nâng cao việc kiểm định và quản lý chất lượng để duy trì và mở rộng thị phần xuất khẩu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chất lượng hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo đáp ứng tốt các tiêu chí chất lượng của thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, khi các quy định về chất lượng thủy sản toàn cầu và rào cản xuất khẩu ngày càng khắt khe hơn, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên đầu tư và phát triển công nghệ kỹ thuật, hiện đại hóa các quy trình sản xuất, do đó giúp cải thiện danh tiếng của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và làm cho đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng, trong giai đoạn hiện nay, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hàng năm, xuất khẩu thủy sản ngoài giúp chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho lao động vùng nông thôn, còn đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu và thành công trong chế biến, xuất khẩu lại trở thành động lực thúc đẩy khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển.

Thành tựu chúng ta đạt được trong những năm qua là rất đáng tự hào. Tuy nhiên, cùng với nhiều thuận lợi và cơ hội, lĩnh vực xuất khẩu ngành thủy sản cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức để tiếp tục phát triển bền vững và hiệu quả. Trong khai thác thủy sản, chất lượng và giá trị sản phẩm khai thác nói chung vẫn thấp, hiệu quả khai thác của phần lớn các đội tàu không cao, thu nhập và đời sống của bà con ngư dân không ổn định, chậm được cải thiện. Sự gia tăng cường lực khai thác do số lượng tàu thuyền tăng dẫn đến nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm. Trong nuôi trồng thủy sản, công tác cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh, quản lý con giống, vùng nuôi theo hướng tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều hạn chế. Sự liên kết và phân công sản xuất còn nhiều tồn tại, nguồn nguyên liệu chưa ổn định. Thông tin về thị trường xuất khẩu, công tác dự báo thống kê chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý của ngành. Vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản vẫn đang trong quá trình tháo gỡ, khắc phục. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu phát triển.

Để ngành xuất khẩu thủy sản đạt hiệu quả cao, tương xứng với tiềm năng, trong thời gian tới cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt thực hiện liên kết chuỗi trong nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thủy sản có hiệu quả.

Qua luận án này, tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tổng hợp các mô hình nghiên cứu thực nghiệm để nhận diện mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thông qua tổng hợp các mô hình nghiên cứu thực

nghiệm. Đồng thời với việc phân tích thực trạng các biến kinh tế vĩ mô, luận án cũng đã phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay.

Về nghiên cứu thực nghiệm, luận án đã áp dụng mô hình FMOLS và mô hình VECM để đánh giá tác động của xuất khẩu thủy sản đến tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản, cũng như đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2019 cùng với kênh truyền dẫn như tỉ giá thực đa phương và các biến ngoại sinh là độ mở thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Qua kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đề xuất phương hướng và các giải pháp đối nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu thủy sản, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Luận án này ủng hộ quan điểm xuất khẩu là động lực của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ xem xét được từ khía cạnh của xuất khẩu thủy sản. Từ nghiên cứu này, có thể gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá vai trò của các ngành hàng xuất khẩu khác đối với tăng trưởng kinh tế. Từ đó có thể phân tích xuất khẩu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam sử dụng dữ liệu chéo của các ngành kinh tế chủ lực. Góp phần định hướng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và định hướng phát triển các ngành kinh tế có thế mạnh, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Hằng Mỹ Hạnh, Trần Mai Phương, 2020, Xây dựng mô hình Véc tơ hiệu chỉnh sai số để đánh giá tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, Tạp chí Kinh tế - Châu Á Thái Bình Dương. ISSN 0868-3808. Số tháng 12/2020 (đồng tác giả).

2. Lê Hằng Mỹ Hạnh, 2021, Thực trạng xuất khẩu thủy sản và định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam, Tạp chí Kinh tế - Châu Á Thái Bình Dương. ISSN 0868-3808. Số 591 tháng 6/2021 (Tác giả).

3. Phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế ngành Thủy sản của Việt Nam, 2021, Tạp chí Công thương, ISSN 0866-7756, số 15 tháng 6/2021 (Tác giả).

4. Lê Hằng Mỹ Hạnh, 2021, Đánh giá tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, Tạp chí tài chính ISSN 2615-8973, kỳ 2 tháng 7/2021 (Tác giả).

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Ngọc Anh. (2018). 3 rào cản lớn của xuất khẩu cá tra trong năm 2018. Truy

cập từ CAFEF: http://cafef.vn

2. Ngọc Anh. (2018). Cá tra xuất khẩu Việt Nam đã phát triển thế nào trong

20 năm qua? truy cập từ CAFEF: http://cafef.vn

3. Phạm Anh. (2017, 10 25). Vì sao EU “giơ thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam?

Tuy cập từ báo Tiền Phong online: https://www.tienphong.vn

4. Nguyễn Bích. (2009). Năm 2008: Xuất khẩu cá ngừ nhiều khó khăn nhưng

vẫn tăng mạnh. truy cập từ website của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy

sản Việt Nam: http://m.vasep.com.vn

5. Phạm Thị Thanh Bình. (2016). Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí

đánh giá và định hướng phát triển. Truy cập từ http://tapchitaichinh.vn/

6. Bộ NN&PTNT (2013). Dự án khảo sát và đánh giá thí điểm các tỉnh trong

việc hình thành các trung tâm phát triển thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long

7. Trung Chánh. (2018). VASEP nói DOC (Mỹ) tính sai thuế chống bán phá

giá tôm Việt. Truy cập từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online:

https://www.thesaigontimes.vn/

8. CIEM -Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2018, Báo cáo năng

lực cạnh tranh.

9. Hồng Châu. (2018). Chỉ còn dưới 3 doanh nghiệp xuất cá tra sang Mỹ. Truy

cập từ https://vnexpress.net/kinh-doanh/chi-con-duoi-3-doanh-nghiep-xuat-

ca-tra-sang-my- 3755977.html

10. Thủy Chung. (2018). Thị trường xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2018.

san-6-thang-dau-nam-2018- 697708.html

11. Phan Thế Công (2011), Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của

Việt Nam, Kinh tế và kinh doanh 265-275.

12. Mai Ngọc Cường. (2016). Lịch sử các học thuyết kinh tế. Nhà xuất bản chính

trị quốc gia

13. Trần Thọ Đạt, Hà Quỳnh Hoa, Nguyễn Khắc Minh. (2010), Giáo trình

Mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

14. Minh Đức. 2008. Việt Nam vượt qua 3 cuộc khủng hoảng, Thời báo Ngân

hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. https://sbv.gov.vn/

15. Nguyễn Minh Đức và Nguyễn Anh Trâm. (2014), Mối quan hệ giữa các

ngành xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế - Phân tích chuỗi thời gian ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 1997-2008.

16. Dũng, B. Đ., & Phương, P. T. (2009), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã

hội. VNU Journal of Science: Economics and Business, 25(2).

17. Nguyễn Hà. (2013). Dấu ấn cá ngừ trong xuất khẩu thủy sản năm 2012.

Truy cậptừ website Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam:

http://m.vasep.com.vn

18. Nguyễn Hà. (2013). Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam khó hồi phục. truy cập từ

http://cafef.vn

19. Nguyễn Hà. (2017) Năm 2016 xuất khẩu cá ngừ tăng 12%. Truy cập từ

website của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam:

http://m.vasep.com.vn

20. Nguyễn Hà. (2017). Những điều cần biết về quy định của IUU của EU. Tuy

cập từ website của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam:

http://m.vasep.com.vn

21. Tạ Hà. (2015). Chương trình giám sát cá da trơn: ảnh hưởng sâu hơn đến

xuất khẩu. truy cập từ website của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu 1.FTU-Le Hang My Hanh-KTQT-Luan an Tien si (Trang 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w