Bệnh đường tiêu hóa

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên chó đến khám khám chữa tại bệnh xá thú y cộng đồng trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 31 - 36)

Bệnh viêm dạ dày - ruột

* Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], viêm ruột là chỉ chứng viêm màng nhầy ruột cấp tính hay mãn tính. Viêm ruột có thể xảy ra ở vùng ruột non hay lan ra cả vùng dạ dày và ruột già.

* Nguyên nhân

- Do vi rút: Parvo virut, Care virut, Corona virut...

- Do vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella spp, Clostridium spp...

- Do kí sinh trùng đường ruột: Toxocara canis (giun đũa), Toxascaris leonina (giun tròn), sán dây.

- Do các nguyên sinh động vật khác như: Giardia, Toxoplasma, Trichomonas, cầu trùng.

- Do nuốt phải các ngoại vật không tiêu hóa được hoặc ăn phải chất độc.

- Con vật sốt, tiêu chảy kèm theo triệu chứng nôn mửa khi viêm xảy ra ở dạ dày hoặc ruột non. Đau vùng bụng và đi ỉa khi vùng viêm đã lan tới ruột già và trực tràng.

- Phân lỏng có mùi hôi, tanh khó chịu, màu xanh đậm, nâu hoặc đen thì do xuất huyết ở dạ dày, ruột non nếu phân hồng nhạt hoặc đỏ tươi thì xuất huyết diễn ra ở ruột già.

- Quan sát thấy chó nằm sấp, chống khuỷu 2 chân trước xuống, nhổm cao phần bụng sau, bồn chồn khó chịu do bị đau bụng.

- Có thể nghe thấy tiếng sôi bụng do nhu động ruột tăng lên hoặc do bụng đầy hơi.

- Mất nước, mất điện giải: Biểu hiện da kém đàn hồi, mắt trũng sâu. Mất máu dẫn đến niêm mạc mắt và niêm mạc miệng nhợt nhạt.

* * Điều trị

* Điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng và trợ sức, trợ lực cho cơ thể.

* Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc, có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: amoxicillin, gentamicin, tylosin, spectylo ...

* Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: Truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat; NaCl 0,9%; glucose 5% kết hợp với truyền tĩnh mạch vitamin C.

* Dùng thuốc chống nôn: atropin sunfat, primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.

* Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: diosmectite, race, men tiêu hóa.

* Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: paracetamol, anagil C.

* Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B - complex ADE, vitamin B1, B6, B12.

* Theo Nguyễn Như Pho (2003) [10], đây là bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao. Tiêu chảy nghiêm trọng, gây xuất huyết, hoại tử đường ruột hoặc viêm cơ tim.

* Là bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao. Tiêu chảy nghiêm trọng, gây xuất huyết, hoại tử đường ruột hoặc viêm cơ tim.

* Nguyên nhân gây bệnh

* Do Canine parvovirus (CPV) gây ra, chúng xâm nhập và tấn công vào mạch bạch huyết vùng hầu rồi nhân lên và phát triển trên khắp cơ thể. Mục tiêu cuối cùng là niêm mạc ruột và các mô bạch huyết.

* Bệnh ỉa chảy do Parvovirus rất đa dạng nhưng có thể chia làm 3 dạng:

* + Dạng đường ruột: dạng này phổ biến, thường mắc ở chó 6 tuần tới 1 năm tuổi.

* + Dạng tim: thường thấy ở chó 4 - 8 tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim, chó thường chết bất thình lình và khó chẩn đoán.

* + Dạng kết hợp tim - ruột: thường thấy ở chó 6 - 16 tuần tuổi, chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh trong 24 giờ.

* Triệu chứng chủ yếu

* Chó bỏ ăn, nôn. Sốt kéo dài từ khi bỏ ăn tới lúc tiêu chảy nặng nhất. Thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần.

* Ỉa chảy nặng, lúc đầu ỉa lỏng, phân loãng, thối. Sau đó ỉa ra máu, phân có màu hồng hoặc đỏ tươi. Chó gầy sút nhanh, bỏ ăn hoàn toàn sau đó suy kiệt mà chết.

* Điều trị

* Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Tuy nhiên theo Y Nhã (1998) [9], có thể sử dụng phác đồ can thiệp để điều trị triệu chứng. Việc điều trị chỉ có kết quả tốt khi phát hiện bệnh sớm.

* Điều trị theo nguyên tắc điều trị nguyên nhân kết hợp với chữa triệu chứng và trợ sức, trợ lực cho cơ thể.

* Việc điều trị chỉ có kết quả tốt khi phát hiện bệnh sớm.

* Hộ lý và chăm sóc tốt: không cho ăn các đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh. Chăm sóc và giữ vệ sinh tốt.

* Điều trị nguyên nhân: tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: amoxicillin, colistin, biseptol, gentamicin...

* Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% hoặc glucose 10% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C.

* Dùng thuốc chống nôn: Atropinsunfat 0,1% tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.

* Cho uống thuốc làm săn se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: Diosmectite, Tanin.

* Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: Paracetamol, Anagil C

* Cầm máu bằng vitamin K.

* Tăng cường sức đề kháng bằng vimekat hoặc B-complex

* Liệu trình điều trị thường khá dài 7 - 10 ngày.

* Nguyễn Bá Hiên và cs (2010) [5] cho biết tốt nhất tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh Parvo cho chó.

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên chó đến khám khám chữa tại bệnh xá thú y cộng đồng trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w