Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012, tr 103.

Một phần của tài liệu Chương 3 LSĐ (Trang 130 - 134)

II. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1986-2018)

11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012, tr 103.

nghiệp và người dân tham gia; tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh. Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Trong những năm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được quan tâm, có bước chuyển biến và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng; thiên tai ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản; tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững, một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng. Hội nghị Trung ương 7 (6-2016) đã ra Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Trung ương đã nêu ra các quan điểm, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường từ nay đến năm 2000 và nhấn mạnh phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng; được đặt trong mối quan hệ toàn cầu; không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền

vững. Tài nguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để phát triển đất nước phải được đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá, hạch toán trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ; khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

- Tăng cường quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại

Trên cơ sở phân tích bối cảnh hiện nay, dự báo xu hướng phát triển của h33 quốc tế, khu vực và trong nước nhưng những năm tới; chỉ rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, thiếu sót trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (10-2013) đã ra Nghị quyết “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” với những quan điểm mới: Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng sức mạnh tổng hợp; phát huy nội lực kết hợp với ngoại lực. Kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược và sách lược tạo sự đồng thuận cao của nhân dân ta ở trong nước và nước ngoài; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ cao nhất của dư luận quốc tế. Đặc biệt coi trọng mối quan hệ giữa yếu tố bên trong với bên ngoài, đoàn kết toàn dân tộc. Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm đó Trung ương đã nêu ra phương châm chỉ đạo và một số giải pháp chủ yếu mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp để thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, trong thời gian qua, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Môi trường hòa bình thuận lợi cho phát triển, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong ASEAN được củng cố. Đến năm 2015, nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước1; đối tác toàn diện với 10 nước; đối tác chiến lược lĩnh vực với Vương quốc Hà Lan.

Ngoại giao kinh tế đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại- đầu tư với các đối tác, thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế của đất nước. Đến năm 2012 có 36 nước công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2011 đã cam kết tài trợ 7,39 tỷ USD. Năm 2012, số lượng đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam đi thăm các nước, lãnh đạo cấp cao của các nước vào thăm Việt Nam tăng mạnh với 31 đoàn, gấp 4-5 lần so với các năm.

Hoạt động ngoại giao của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương như là APEC, ASEM, đặc biệt là trong ASEAN được triển khai một cách tích cực, thể

11 Đối tác chiến lược với 15 nước: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh, Đức, Italia,Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo, Pháp, Malaixia, Philíppin. Đối tác toàn diện với 10 nước: Nam Phi, Chilê, Braxin, Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo, Pháp, Malaixia, Philíppin. Đối tác toàn diện với 10 nước: Nam Phi, Chilê, Braxin,

hiện vị thế, vai trò ngày càng tăng của Việt Nam. Ngoại giao văn hóa tiếp tục được triển khai mạnh mẽ1.

Trong năm 2012, ASEAN và Trung Quốc đã xây dựng được Tuyên bố chung kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và ASEAN đã ra được tuyên bố 6 điểm về vấn đề Biển Đông. Đó là cơ sở pháp lý duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông và giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân được triển khai đồng bộ, hiệu quả, có bước phát triển mới. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao.

e) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới

Đại hội XII của Đảng họp tại Hà Nội, từ ngày 21 đến 28-1-2016, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, rất phức tạp, khó lường. Đất nước qua 30 năm đổi mới, thế và lực tăng lên rõ rệt, có cả những thuận lợi, thời cơ đan xen với những khó khăn, thách thức gay gắt.

Một phần của tài liệu Chương 3 LSĐ (Trang 130 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w