Mối liên quan giữa nồng độ oxid nitric mũi với một số yếu tố dị ứng

Một phần của tài liệu LA-NCS NGUYEN TRAN NGOC HIEU CN NHI KHOA (Trang 117 - 119)

HPQ có VMDƯ thuộc kiểu hình hen dị ứng. Đây là kiểu hình phổ biến nhất ở trẻ HPQ. Cơ địa dị ứng được xác định bởi tình trạng tăng nồng độ IgE máu, tăng số lượng bạch cầu ái toan trong máu, test lẩy da dương tính với các dị nguyên đường hô hấp117. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích tập

trung vào sự thay đổi của nNO theo các mức độ dị ứng khác nhau dựa trên nồng độ IgE và số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi.

Nồng độ nNO ở nhóm có test lẩy da âm tính với dị nguyên đường hô hấp là 1453 (432 - 3017) ppb, dương tính với 1 loại dị nguyên là 1730 (231 - 3105) ppb, với 2-3 loại dị nguyên là 1619 (104 - 3674) ppb và trên 3 loại dị nguyên là 1433 (432 - 3017) ppb, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Gupta và cộng sự (2014). Các tác giả này cũng không tìm thấy mối liên quan nào giữa nồng độ nNO và số lượng test dị nguyên dương tính ở tất cả các nhóm nghiên cứu93. Nghiên cứu trước đó của Moore Wendy và cộng sự (2007) cũng cho kết quả tương tự118. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Krantz và cộng sự, nồng độ nNO tăng liên quan tuyến tính thuận với số lượng dị nguyên dương tính (p <0,001)9.

Trong 124 trẻ HPQ có VMDƯ có 122 trẻ làm xét nghiệm IgE toàn phần trong máu. Trong nhóm trẻ HPQ có VMDƯ có nồng độ IgE máu ≥ 200UI/ml, nhóm trẻ có nNO ≥ 605ppb chiếm 86,7 % cao hơn so với nhóm nNO < 605ppb là 13,3%, tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,27. Như vậy, nghiên cứu không thấy có mối liên quan giữa nồng độ IgE máu và nồng độ nNO. Mối tương quan giữa nNO với IgE toàn phần hiện tại vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi, khi mà một số nghiên cứu cho thấy có sự tương quan thuận giữa nNO và IgE9,119, trong khi đó một sốt nghiên cứu khác lại cho rằng không có mối tương quan giữa giữa nNO và nồng độ IgE toàn phần92,120.

Tương tự, trong nhóm trẻ HPQ có VMDƯ có BCAT trong máu > 300 BC/ µl, số trẻ có nNO ≥ 605 ppb chiếm 88,9%, cao hơn so với nhóm có nNO < 605ppb là 11,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,044. Như vậy, nồng

độ oxid nitric mũi có mối liên quan với số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối liên quan giữa bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi và nNO còn chưa có sự thống nhất. Trong nghiên cứu của Krantz và cộng sự, bạch cầu ái toan được chia thành 4 nhóm là bạch cầu ái toan ≤ 100 BC/ml , > 100 - ≤ 200 BC/ml, > 200 BC/ml - ≤ 300 BC/ml và > 300 BC/ml. Nhóm nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt đáng kể về nồng độ nNO giữa nhóm có bạch cầu ái toan

≤ 100 BC/ml với nhóm có bạch cầu ái toan > 300 BC/ml (p=0,002)9. Nghiên cứu của Suojalehto và cộng sự (2014) tiến hành trên 175 đối tượng gồm viêm mũi dị ứng (n= 89), viêm mũi không dị ứng (n=44) và nhóm khỏe mạnh (n=42), kết quả cho thấy có mối tương quan thuận giữa nNO và bạch cầu ái toan tại mũi (p=0,03)121. Ngược lại, Sabina và cộng sự không tìm thấy mối liên quan giữa nNO với phần trăm bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi94. Như vậy, có mối liên quan phức tạp giữa tình trạng dị ứng và nồng độ nNO nên cần có những nghiên cứu sâu hơn, cỡ mẫu lớn hơn để làm rõ vấn đề này.

Một phần của tài liệu LA-NCS NGUYEN TRAN NGOC HIEU CN NHI KHOA (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w