Tình trạng kiểm soát hen ở trẻ em hen phế quản có viêm mũi dị ứng

Một phần của tài liệu LA-NCS NGUYEN TRAN NGOC HIEU CN NHI KHOA (Trang 120 - 121)

Việc đánh giá hiệu quả của kiểm soát hen dựa vào sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng (theo tiêu chuẩn của GINA, bảng câu hỏi ACT, bảng câu hỏi CARATkids), các chỉ số chức năng hô hấp, nồng độ FeNO, nNO và liều ICS trong quá trình điều trị. Như chúng ta đã biết, trẻ HPQ có VMDƯ thường có số lần nhập viện liên quan đến hen và phải gánh chịu mức chi phí thuốc chữa hen cao hơn so với trẻ chỉ mắc hen đơn thuần45. Bên cạnh đó, tình trạng kiểm soát hen ở những trẻ có viêm mũi dị ứng kém hơn so với những trẻ không có viêm mũi dị ứng (OR 2,74, 95% CI: 1,28 - 5,91, p = 0,0081)124. Do đó, kiểm soát tốt viêm mũi dị ứng cũng góp phần kiểm soát tốt bệnh hen.

4.3.1. Kết quả quá trình kiểm soát hen

SABA là thuốc đầu tay trong điều trị cơn hen cấp ở trẻ em. Số lần sử dụng SABA trong tháng phản ánh tình trạng kiểm soát hen. Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lần sử dụng SABA trung bình trong tháng ở nhóm HPQ có VMDƯ giảm từ 3,25 lần còn 1,70 ± 1,61 lần sau 1 tháng điều trị, sau 3 tháng điều trị là 1,03 ± 1,08 lần và sau 6 tháng điều trị là 1,01 ± 1,26 lần (p<0,001). Giảm số lần sử dụng SABA phản ảnh tình trạng kiểm soát hen tốt. Hiện nay, giải pháp cắt cơn hen cấp là sử dụng thuốc chủ vận beta tác dụng nhanh kết hợp corticosteroid102.

Sự cải thiện về triệu chứng lâm sàng còn được chứng minh qua các chỉ số của chức năng hô hấp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra giá trị FEV1 đo tại lần khám ban đầu thấp hơn so với sau 1 tháng và 3 tháng điều trị dự phòng với p=0,007. FEF25-75 là lưu lượng khí thở ra phản ánh sự tắc nghẽn tại các đường thở xa, giá trị này đo ở lần khám đầu tiên thấp hơn so với sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng điều trị dự phòng với p<0,001. Giá trị PEF cũng cải thiện rõ rệt so với trước khi trẻ được điều trị dự phòng hen. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Anandi trên 32 trẻ hen từ 6-12 tuổi, triệu chứng lâm sàng được cải thiện sau 6 tuần điều trị dự phòng, giá trị FEV1 và FVC tăng sau 3 tháng điều trị, PEF tăng rõ rệt sau 6 tháng điều trị, và có mối tương quan tuyến tính giữa điểm kiểm soát hen với giá trị FEV1, FVC và PEF ở trẻ HPQ125.

Một phần của tài liệu LA-NCS NGUYEN TRAN NGOC HIEU CN NHI KHOA (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w