Kinh nghiệm về tạo động lực lao động của một số tập đoàn viễn

Một phần của tài liệu QT04045_DaoThiHuyen4B (Trang 40 - 43)

thông trong nước và quốc tế.

-Kinh nghiệm của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam: Tập đoàn

Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1995 (tiền thân là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam). Để có được thành tựu như ngày hôm nay, Tập đoàn đã quan tâm đến công tác tạo động lực cho người lao động thông qua việc triển khai các chương trình, phong trào thi đua, cụ thể phong trào “Sáng tạo VNPT”, đây là một phong trào tạo động lực trong quản lý và sản xuất kinh doanh của các đơn vị, đã góp phần để Tập đoàn đạt mức tăng trưởng từ 25 - 30% năm, năng suất lao động tăng trên 10%, việc làm và thu nhập được ổn định và có cải thiện, người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp. Ngoài ra Tập đoàn còn triển khai các phong trào như: Người VNPT sử dụng các sản phẩm dịch vụ VNPT; Nụ cười VNPT; Chất lượng VNPT; “Tháng hành động vì người lao động”... Các phong trào thi đua nhằm đẩy mạnh phát huy lao động sáng tạo; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; nâng cao đời sống vật chất tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt cho người lao động. Song song với việc phát động các phong trào thi đua, Tập đoàn thường xuyên ghi nhận, tôn vinh, biểu dương các cá nhân có nhiều thành tích trong lĩnh vực nghiên cứu, áp dụng sáng kiến, giải pháp trong quản lý và sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao cho Tập đoàn.…

- Kinh nghiệm của Tập đoàn Công nghệ Huawei: Ngày nay Huawei là

công ty duy nhất của Trung Quốc được lọt vào danh sách Fortune Global 500. Doanh thu của Huawei từ thị trường nước ngoài đã vượt doanh thu từ thị

trường nội địa Trung Quốc lần đầu tiên năm 2005; đến năm 2014 doanh thu bán hàng của Huawei đạt kỷ lục là 46,5 tỷ USD và đạt lợi nhuận thuần là 4,49 tỷ USD. Để có được thành công này là nhờ sự tận tâm của nhân viên thông qua các khẩu hiệu như “cách duy nhất để có được cơ hội là phải làm việc chăm chỉ” với khẩu hiệu này nhân viên của Tập đoàn có thể làm việc thâu đêm đến sáng với một tinh thần chuyên tâm để tạo ra những công việc có chất lượng. Tập đoàn xây dựng một hệ thống tạo động lực độc đáo thông qua chương trình “Huawei không phải là một công ty đại chúng và trên thực tế là nó thuộc sở hữu của người lao động”, đây là chương trình sở hữu cổ phiếu nhân viên. Với chương trình này thì năm 2014 người sáng lập Tập đoàn Ran Zhengfei chỉ sở hữu 1,4% tổng số cổ phần của Tập đoàn và 82.471 nhân viên giữ phần còn lại. Nguồn thu nhập của nhân viên gồm 3 khoản là lương, thưởng kinh doanh và lợi tức từ cổ phiếu. Chương trình sở hữu cổ phiếu chỉ áp dụng đối với những nhân viên có hiệu suất làm việc cao, do đó rất kích thích người lao động làm việc. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng tạo động lực lao động cho người lao động thông qua việc cho phép nhân viên tiếp cận mục tiêu của mình và phát triển tầm nhìn dài hạn, tức là nhân viên có thể xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn của chính họ dưới sự dẫn dắt cách xây dựng của chính nhà sáng lập. Ngoài ra việc gắn trách nhiệm của chính bản thân nhân viên với cơ cấu cổ phiếu sở hữu, giúp cho các nhân viên của Tập đoàn có quyền kiểm soát việc ra quyết định thuộc về tập thể, tránh quyền kiểm soát của các nhà đầu tư bên ngoài.

Từ kinh nghiệm của VNPT, Huawei, học viên rút ra một số biện pháp tạo động lực lao động như sau:

- Xác định được nhu cầu của người lao động, xây dựng các chính sách phù hợp với nhu cầu của người lao động để kích thích tính sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.

- Thỏa mãn nhu cầu của người lao động bằng cả biện pháp tài chính và biện pháp tinh thần như xây dựng chính sách tiền lương, thưởng xứng đáng, công bằng dựa trên kết quả thực hiện công việc của người lao động nhằm thu hút lao động có trình độ chuyên môn; phát động các chương trình, phong trào thi đua nhằm phát huy tính sáng tạo, nâng cao đời sống tinh thần của người lao động.

- Đảm bảo chế độ phúc lợi cho người lao động như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện các biện pháp tạo động lực lao động một cách công bằng, khách quan, công khai và phổ biến đến từng người lao động.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI KHỐI CƠ QUAN TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

2.1. Giới thiệu khái quát về Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Một phần của tài liệu QT04045_DaoThiHuyen4B (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w