Chấn thương đường thở

Một phần của tài liệu GÂY MÊ CHO BỆNH NHÂN BỎNG VÀ CHẤN THƯƠNG (Trang 25 - 26)

Vết thương đụng dập hoặc sâu ở vùng mặt và cổ đều làm tăng tổn thương vùng hầu, thanh quản, khí quản, và phế quản. Các biến chứng có thể xảy ra đối với những thương tích này bao gồm phù nề vùng hầu họng, nắp thanh môn và dây thanh âm. Tổn thương thanh quản, bao gồm gãy vỡ sụn phễu, sụn giáp nhẫn, và liệt dây thanh âm cũng xảy ra. Mặc dù vỡ thanh quản ít gặp ở trẻ em hơn là chấn thương mô mềm, nhưng vẫn có thể xảy ra liên quan đến bất kỳ phần nào của thanh quản. Mức độ tổn thương có thể từ đơn giản, gãy không di lệch cho đến những chấn thương phức tạp là mất lớp sụn. Sự đứt rời khí quản và thanh quản là một thương tích đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Chấn thương vùng mặt hoặc cổ với suy hô hấp hoặc tràn khí dưới da gợi ý thủng ở đường tiêu hóa, như thực quản hay vùng hầu họng. Bệnh nhân như thế cần đặt NKQ, rất thận trọng trước khi dẫn mê và cho thuốc dãn cơ để tránh trường hợp bác sĩ gây mê không thể thông khí và không thể đặt NKQ được. Máy hút cần phải sẵn sàng để hút sạch máu khỏi đường thở. Sử dụng đèn soi thanh quản có màn hình (nếu có) và có thể ngay lập tức phải phẫu thuật mở sụn giáp nhẫn hoặc mở khí quản cấp cứu. Nếu bệnh nhân không trong tình trạng cấp cứu đường thở, thì đánh giá đường thở bằng chụp CT hoặc có chỉ định soi thanh quản bằng ống cứng và soi phế quản ống mềm bởi bác sĩ tai mũi họng hoặc phẫu thuật viên chuyên về chấn thương. Xử trí phẫu thuật, bao gồm cả sửa chữa thương tích thông qua đường mở ngực khi có chỉ định. Điều quan trọng là bác sĩ gây mê phải đánh giá các vấn đề về đường thở của bệnh nhân sau đó.

Gây Mê Hồi Sức Nhi Khoa (George A. Gregory & Dean B. Andropoulos)

475

Một phần của tài liệu GÂY MÊ CHO BỆNH NHÂN BỎNG VÀ CHẤN THƯƠNG (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)