Xét theo phương pháp chi tiêu Tổng sản phẩm quốc dân GDP = C + I + G + X - M, trong đó: C là các khoản chi tiêu của hộ gia đình về hàng hóa, dịch vụ; I là tổng đầu tư của khu vực tư nhân; G là chi tiêu của chính phủ về hàng hóa, dịch vụ; X là giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và M là giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu.
Khi giá dầu thô giảm, doanh thu từ xuất khẩu dầu thô giảm (X ), trong điều kiện các yếu tố khác ổn định thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại (GDP ). Tuy nhiên, dù là nước xuất khẩu ròng dầu thô nhưng chênh lệch giữa doanh thu từ xuất khẩu dầu thô và chi phí nhập khẩu xăng dầu nhiên liệu là không lớn ở Việt Nam. Mỗi năm, Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu một khối lượng sản phẩm dầu (xăng dầu nhiên liệu) gần tương đương với khối lượng dầu thô xuất khẩu. Do đó, khi giá dầu thô giảm sẽ ảnh hưởng đến giá bán các sản phẩm dầu và giúp giảm bớt chi phí nhập khẩu xăng dầu kéo theo giá trị nhập khẩu giảm (M ).
Trị giá 2012 2013 2014 XK dầu thô 8.211.457.000 USD 7.226.163.000 USD 7.229.457.000 USD
NK Xăng dầu 8.960.228.000 USD 6.951.941.000 USD 7.665.245.000 USD
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bên cạnh đó, khi giá dầu thô hạ thấp dẫn đến giá xăng dầu trong nước giảm thì chi phí cho nhiên liệu trong thu nhập khả dụng của hộ gia đình sẽ giảm đi, làm cho sức mua của người dân đối với hàng hóa, dịch vụ tăng lên (C ). Tương tự, chi phí cho vận tải của doanh nghiệp cũng sẽ giảm đi, giúp doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm, dịch vụ, đồng thời cải thiện thu nhập, mở rộng hoạt động sản xuất (I ).
Thực tế cho thấy, Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam.
Biểu đồ 2.13. Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Một trong những nguyên nhân mà tăng trưởng kinh tế vượt kế hoạch đề ra là do cú hích từ việc giá dầu giảm. Có thể thấy, Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô nhưng Việt Nam cũng là nước nhập khẩu ròng năng lượng dầu khí nên giảm giá dầu sẽ là một “cú hích” tích cực từ phía cung, giá xăng dầu tác động hầu hết đến các ngành kinh tế nên giá dầu thế giới giảm có tác động tích cực, làm giảm giá xăng dầu trong nước, giảm chi phí đầu vào, giá thành sản xuất, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất.Theo tính toán sơ bộ, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, nếu giá xăng dầu trong nước giảm 10%, chi phí sản xuất sẽ giảm khoảng 0,57%, CPI giảm 0,55%, GDP tăng 0,91%.
Nhìn từ phân tích có thế thấy giá dầu giảm hiện nay đang đem lại lợi thế cho phát triển kinh tế Việt Nam nhưng xét về lâu dài, việc giá dầu giảm liên tục và giảm sâu có thể dẫn đến giảm phát, lạm phát thấp sẽ đă •t ra những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế trong thời gian tới. Giá cả thấp sẽ không khuyến khích đầu tư, thất nghiệp sẽ tăng lên, tăng trưởng kinh tế khó đạt được mức cao, mức độ tụt hậu so với các nước trên thế giới ngày càng xa. Vì thế, nhà nước cần có có những biện pháp nhằm bình ổn giá dầu để ổn định kinh tế vĩ mô.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước trong thời gian tới