Chủ thể và quy trình thực hiện kiểm soát chất lượng thủ tục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 37)

hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Trong giai đoạn đề nghị xây dựng pháp luật, Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách. Đại biểu Quốc hội tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan đề xuất chính sách đó có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách.

Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội khi đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng pháp luật có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo dự thảo báo cáo đánh giá tác động; lấy ý kiến góp ý, phản biện dự thảo báo cáo; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo báo cáo.

30 Trong giai đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính được tiến hành trong giai đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phải hoàn thành trước khi gửi Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thực hiện đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo các bước sau:

Bước 1: Tiến hành đánh giá tác động của thủ tục hành chính

Cơ quan chủ trì soạn thảo sử dụng các biểu mẫu đánh giá tác động do Bộ Tư pháp ban hành để đánh giá về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính.

Bước 2: Hoàn thiện các quy định về thủ tục hành chính

Trong quá trình đánh giá tác động, nếu thủ tục hành chính được xác định là không cần thiết thì cơ quan chủ trì soạn thảo ngừng việc đánh giá và không quy định thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản. Nếu thủ tục hành chính được xác định là cần thiết thì tiếp tục đánh giá và căn cứ kết quả đánh giá, cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh sửa, hoàn thiện quy định về thủ tục hành chính nhằm bảo đảm thủ tục hành chính tại dự án, dự thảo văn bản thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả.

Bước 3: Tổng hợp kết quả đánh giá tác động của thủ tục hành chính

Sau khi đánh giá tác động của thủ tục hành chính, cơ quan chủ trì soạn thảo tổng hợp kết quả đánh giá vào nội dung Báo cáo đánh giá tác động của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đối với dự thảo Thông tư, Thông tư liên tịch, dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định về thủ tục hành chính, cơ quan chủ trì soạn thảo tổng hợp kết quả đánh giá tác động của thủ tục hành chính thành báo cáo riêng.

Theo quy định, các cơ quan sau đây có trách nhiệm tham gia ý kiến về quy định TTHC:

31 Văn phòng Chính phủ: cho ý kiến về TTHC quy định trong dự án VBQPPL do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ: cho ý kiến về TTHC quy định trong dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát TTHC thuộc cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội cho ý kiến về thủ tục giải quyết công việc được hướng dẫn trong dự thảo văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội.

Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: cho ý kiến về TTHC quy định trong dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh; Phòng KSTTHC thuộc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm chuẩn bị ý kiến góp ý về quy định TTHC.

Các tổ chức được cơ quan chủ trì soạn thảo xin ý kiến.

Về thẩm định quy định TTHC, Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ và Sở Tư pháp có chức năng thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL, cụ thể như sau:

Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư do các đơn vị khác thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo;

Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình; dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài việc thẩm định nội dung dự án, dự thảo VBQPPL theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL, các cơ quan nêu trên còn có trách nhiệm thẩm

32 định quy định về TTHC theo quy định của Nghị định 48/2013/NĐ-CP. Thẩm định quy định về TTHC là nhiệm vụ bắt buộc đòi hỏi cơ quan thẩm định phải tổ chức thực hiện đồng thời với việc thẩm định nội dung dự án, dự thảo VBQPPL.

33

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN

XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)