Giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 87 - 89)

Với tư cách là một hoạt động hành chính nhà nước, xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ ở tỉnh Phú Yên được Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thông qua các hình thức: HĐND tỉnh xem xét, thảo luận các báo cáo công tác 6 tháng, cả năm của: Thường trực HĐND, Ban của HĐND, UBND, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cục thi hành án dân sự tỉnh; báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát 6 tháng, cả năm của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh.

HĐND tỉnh xem xét, thảo luận các báo cáo 6 tháng, cả năm UBND tỉnh về: tình hình thực hiện, kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết quả tiếp thu, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến giữa hai kỳ họp; công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác theo dõi, thi hành pháp luật; vấn đề đảm bảo trật tự an toàn giao thông; vấn đề k cương hành chính.

Ngoài ra, theo từng nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên cũng đã ban hành Quy chế Tiếp công dân của Thường trực HĐND và đại biểu HĐND tỉnh Phú Yên (ví dụ, Hội đồng nhân dân khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021 ban hành Quy chế kèm theo Nghị quyết số 82/NQ-HĐND ngày 22 tháng 02 năm 2017 của Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên), với mục đích: thu thập ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích để tuyên truyền công dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tăng cường mối quan hệ giữa Nhân dân với Thường trực HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh; qua tiếp công dân, giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, đảm bảo thực thi đúng pháp luật; quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Kịp thời kiến nghị giải quyết những vướng mắc, bức xúc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Những năm qua, quan khảo sát, không có chuyên đề nào giám sát riêng về tình hình xử lý vi phạm hành chính nói chung, trong đó có xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Căn cứ nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hàng năm đã được HĐND tỉnh thông qua, vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thường được HĐND các cấp xem xét, thảo luận thông qua các báo cáo giám sát 6 tháng, hàng năm của Thường trực Hội đồng, các Ban của HĐND tỉnh; báo cáo của UBND tỉnh về: tình hình thực hiện, kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết quả tiếp thu, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến giữa hai kỳ họp; công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác theo dõ, thi hành pháp luật; vấn đề đảm bảo trật tự an toàn giao thông; vấn đề k cương hành chính. Tại kỳ họp thứ II – Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khóa VII, đã đưa ra nghị quyết có liên quan đến vấn đề kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ. Nghị quyết khẳng định, một trong số những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2016 là: đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chỉ số PCI, PAPI, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh; tạo bước đột phá về thời gian, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính. Cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ thực hiện phương châm “Thân thiện, nghĩa

tình; tận tụy, trách nhiệm; k cương, k luật”, nh m tăng lòng tin của nhân dân và doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường k luật, k cương hành chính.Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, kiên quyết xử lý, thay thế, chuyển đổi vị trí công tác những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm k cương, k luật hành chính, uy tín thấp, năng lực công tác hạn chế không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp, người dân… đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có thể nói, trong điều kiện tổ chức chính quyền địa phương như hiện nay, sự giám sát của cơ chế HĐND đối với công tác hành pháp nói chung, trong đó có xử lý vi phạm hành chính về GTĐB là rất cần thiết, vừa đảm bảo pháp chế, vừa nâng cao hiệu quả, mục đích của xử phạt, vừa góp phần ngăn ngừa lạm quyền hành chính, vi phạm quyền công dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh phú yên (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)