- Lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng; chưa tổ chức tuần tra khép kín địa bàn 24/24 giờ, nhất là các tuyến giao thông trọng điểm, đường giao thông nông thôn. Phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ (cân tải trọng, máy đo tốc độ, máy đo nồng độ cồn…) còn thiếu, nên việc kiểm tra phát hiện xử lý vi phạm còn nhiều khó khăn.
- Cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh còn nhiều bất cập so với sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, nhất là lượng xe mô tô, xe máy. Ngoài tuyến Quốc lộ 1A đang được nâng cấp mở rộng, các tuyến Quốc lộ 29, 19C mới được nâng cấp trên cơ sở các tuyến tỉnh lộ nhưng hạ tầng giao thông chưa được đầu tư nâng cấp mở rộng ngang tầm quốc lộ; các tuyến giao thông nông thôn được Nhà nước đầu tư nhựa hóa hoặc bê tông hóa nhưng còn nhiều vị trí mặt đường còn hẹp, đường vòng, dốc, tầm nhìn bị hạn chế và hệ thống biển báo hiệu đường bộ chưa lắp đặt bổ sung đầy đủ…tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng đến sự an toàn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể dẫn đến vi phạm và gây va chạm, TNGT.
- Việc tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để kinh danh, buôn bán, trông giữ phương tiện; xây dựng nhà ở, quán ăn và các công trình kiên cố khác; tuốt lúa, phơi nôngsản trên đường chưa được các ngành, các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm, làm ảnh hưởng đến ATGT.
- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành chức năng của tỉnh và huyện trong công tác khảo sát, quy hoạch, đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông tuy có tiến bộ, chuyển biến hơn trước, song vẫn chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ và có lúc không đồng bộ. Công tác kiểm tra khảo sát các tuyến đường bộ để sớm phát hiện, kiến nghị các cơ quan hữu quan khắc phục những sơ hở, thiếu sót như cọc tiêu, biển báo, vạch kẻ đường, rào chắn… chưa được quan tâm đúng mức.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT chưa được các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nội dung, hình thức và biện phápcông tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về TTATGT chưa thật sự đa dạng, hấp dẫn, kém phong phú, chưa sát hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, giới tính và còn mang tính thời vụ. Đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ này đa số chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức khả năng sư phạm. Lực lượng tuyên truyền viên cơ sở xã, phường, thị trấn chưa hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Việc giảng dạy pháp luật TTATGT tại các trường học còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.
- Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vực trật tự an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phi chính thức khác, dẫn đến mức phạt chưa phù hợp với tính chất của hành vi vi phạm, hay bỏ qua vi phạm.
Nguyên nhân của các hạn chế, vướng mắc:
Những tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý VPHC, đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng có thể do tác động của nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau, song dễ nhận thấy và nổi lên những nguyên nhân chính sau:
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về công tác đảm bảo TTATGT chưa được bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh một cách kịp thời, một số văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Do đó, chưa tạo được hành lang pháp lý vững chắc làm cơ sở cho lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ, làm giảm hiệu quả trong công tác đảm bảo TTATGT.
- Một số văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực bảo đảm TTATGT mới ban hành nhưng sửa đổi, bổ sung thiếu tính ổn định bền vững nên người dân chưa nắm bắt kịp thời, gây khó khăn cho lực lượng thi hành pháp luật; văn bản pháp luật lĩnh vực TTATGT chỉ đến các cơ quan thi hành pháp luật, chưa được cấp phát rộng rãi, miễn phí đến các tổ chức xã hội, chính quyền cơ sở để tuyên truyền cho người dân nắm bắt, thực hiện.
- Sự bất hợp hợp lý của một số quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB hiện nay như: Mức xử phạt với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là thấp so với mức độ nguy hiểm có thể xảy ra trong thực tế (ví dụ: mức xử phạt đối với chủ phương tiện uống rượu , bia cố tình tham gia giao thông) nên không mang tính giáo dục và răn đe cao; Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính hiện nay còn rườm rà gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho người dân và tạo điều kiện cho phát sinh tiêu cực. (Ở các nước phát triển trên thế giới, nếu chủ phương tiện vi phạm, các hệ thống camera sẽ ghi lại hình ảnh vi phạm và sau đó có nhân viên an ninh đến tận địa điểm cư trú để thực hiện thủ tục phạt hành chính. Rõ ràng, như vậy với mức phạt cao, đánh vào kinh tế thì sẽ có tính răn đe cho người vi phạm mà thủ tục không rườm rà và phức tạp như ở Việt
Nam. Nhưng với điều kiện như nước ta, chúng ta chưa thể thực hiện theo cách xử phạt này vì trình đọ quản lý nước ta còn thấp, không kiểm soát được phương tiện giao thông khi có hoạt động đổi chủ và nơi cư trú, sự phối hợp với các ngành trong việc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ không được đánh giá cao…).
- Hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT của lực lượng CSGT chỉ mới quán xuyến một số tuyến giao thông trọng điểm, chưa đủ lực lượng để bố trí tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường giao thông nông thôn, do vậy việc phát hiện, ngăn chặn xử lý các hành vi vi phạm TTATGT vẫn còn nhiều hạn chế, tác dụng răn đe giáo dục chưa cao; trong nhiều trường hợp công tác tuần tra kiểm soát chỉ mang tính hành chính đơn thuần, chưa phát huy được hết vai trò, tác dụng trong đảm bảo TTATGT và phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm trên tuyến giao thông. Công tác tập huấn các phương pháp, chiến thuật tuần tra kiểm soát cho cán bộ, chiến sỹ chưa được tiến hành thường xuyên; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu, ý thức trách nhiệm trong việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài ngành chưa cao, chưa phát huy được tính cơ động và hiệu quả phối hợp trong công tác bảo đảm TTATGT.
- Năng lực chủ thể xử lý vi phạm hành chính còn chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn.Về số lượng: căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình hiện nay, số lượng cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự hiện có chưa đủ để làm tốt công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 6/2015, lực lượng Cảnh sát giao thông và Cảnh sát trật tự toàn tỉnh gồm có 208 đồng chí; trung bình mỗi cán bộ Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự phải phụ trách trên 28km đường bộ, vì thế việc tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT chủ yếu tập trung các tuyến đường và địa bàn trọng điểm, như Quốc lộ, tỉnh lộ và đường đô thị mà chưa thể khép kín tất cả các tuyến, địa bàn, nhất là các tuyến giao thông khu vực nông thôn. Do vậy, công tác công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT các tuyến giao thông khu vực nông thôn thời gian qua hiệu quả chưa cao, dẫn đến ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT khi tham gia giao thông của người dân khu vực này còn hạn chế.
Về đạo đức công vụ: do hám tiền nên không ít trường hợp cán bộ chiến sỹ cảnh sát giao thông đã tham nhũng, bỏ lọt vi phạm, ảnh hưởng xấu tới tính nghiêm minh của pháp luật.
- Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài ngành trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vực trật tự an toàn giao thông đường bộ chưa chặt chẽ, không phát huy được ý thức trách nhiệm mối quan hệ phối hợp và năng lực công tác của các cơ quan chức năng Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu đảm bảo vực trật tự an toàn giao thông đường bộ để tập trung nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
- Cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể chưa thật sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác bảo đảm TTATGT, nhất là công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông ở địa bàn nông thôn. Trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể nhất là chính quyền cơ sở xã, phường trong việc giáo dục cộng đồng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT chưa được phát huy.
- Ý thức tuân thủ pháp luật về TTATGT của người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, nhất là ở địa bàn nông thôn và khi không có lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên đường. Người tham gia giao thông chưa thật sự xem vấn đề chấp hành các quy tắc giao thông là bắt buộc, có tính chất pháp quy; chưa nhận thức được chấp hành pháp luật giao thông là quyền lợi và nghĩa vụ công dân; người vi phạm chưa nhận thức những hành vi mà mình gây ra có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì thế, tình trạng vi phạm TTATGT hiện vẫn còn đang phổ biến.
Tóm lại, công tác xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian qua đã có những kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa vi phạm giao thông, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên bản thân nó luôn xuất hiện những khó khăn, vướng mắc như là một tất yếu của sự vận động xã hội. Trong các nguyên chủ quản và khách quan đó, cần được nhìn nhận, đánh giá một cách nghiêm túc để tạo căn cứ tìm kiếm những giải pháp hợp lý, khả thi.
Tiểu kết chương 2
Tại chương 2 này, Luận văn đã nêu lên được các đặc điểm, tình hình trên địa bàn tỉnh Phú yên có liên qua n đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; thực trạng và nguyên nhân của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 1 và tháng 2 năm 2017; Luận văn này cũng đã làm nổi bật được các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, hoạt động kiểm soát, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Phú Yên; đồng thời nêu lên được các kết quả đạt được và nguyên nhân của các kết quả đó, cũng như các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại hạn chế đó. Tiếp theo chương 3, Luận văn sẽ trình bày về phương hướng và các giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Phú Yên.
Chương 3:
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁPBẢOĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ từ thực tiễn tỉnh Phú Yên
3.1.1. Bảo đảm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Đảm bảo trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý hành chính nhà nước là một trong những đòi hỏi của cách cách tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính ở nước ta hiện nay, phù hợp với xu hướng cải cách tổ chức chính quyền địa phương.
Có thể thấy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là những việc mà người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nên làm, phải làm, được làm với kết quả tốt, nếu kết quả không tốt, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm. Căn cứ vào vị trí và vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là người có nghĩa vụ và quyền cao nhất trong tổ chức thực hiện các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nên trách nhiệm cũng gắn liền với nó mà trở nên nặng hơn.Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước gồm ba yếu tố cấu thành cơ bản là Nghĩa vụ, Quyền, và việc Chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền đó.
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có điểm nổi bật là thiết chế trách nhiệm cá nhân. Trên thực tế “trong hoạt động của lĩnh vực công, càng tập trung bao nhiêu và càng làm việc tập thể với nguyên tắc đa số để ban hành quyết định bao nhiêu, thì càng tạo cơ sở nhiều hơn cho sự lại và không chịu trách nhiệm cá nhân bấy nhiêu”. Bởi vậy, cần có sự đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Mặt khác, mọi vấn đề được quyết định một cách nhanh chóng, tinh thần trách nhiệm được đặt cao trong mỗi quyết sách sẽ tránh được phần lớn tranh luận, bàn cãi, gây ra quá nhiều ý kiến trái chiều và không thể giải quyết được vấn đề.
Nội dung pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, tại Điều 10, Luật Cán bộ công chức quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước như sau: Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm k luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân; Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức; Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Dưới góc độ xử lý (nói chung) vi phạm hành chính, trong đó có vi phạm hành chính giao thông đường bộ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước trong xử phạt đòi hỏi việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Tuân thủ quy định pháp luật về ban hành quyết định hành chính;
- Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc ban hành quyết định hành chính theo quy định;
- Bảo đảm đối tượng thi hành quyết định hành chính nhận được quyết định hành chính trước khi thi hành theo quy định;
- Kịp thời xử lý hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý quyết