6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án
2.2.1. Các tác giả, tác phẩm
Cùng với sự phát triển nền nghệ thuật âm nhạc của cả nước, sáng tác khí nhạc của TP. Hồ Chí Minh cũng có nhiều khởi sắc. Các nhạc sỹ thuộc thế hệ trước năm 1975 như Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần, Hoàng Cương, Thế Bảo, Vĩnh Lai, Lê Khiêm, Phạm Minh Tuấn, Võ Đăng Tín, và các nhạc sỹ thế hệ sau này như Trần Thanh Hà, Bùi Thiên Hoàng Quân, Trần Vương Thạch, Vũ Việt Anh, Nguyễn Mạnh Duy Linh, Trần Đinh Lăng… đã sáng tác nhiều tác phẩm khí nhạc với nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, về các nhân vật lịch sử của dân tộc cho thành phố.
Âm nhạc thính phòng - giao hưởng TP. Hồ Chí Minh đã lập cho mình 2 kỷ lục với 2 nhà soạn nhạc danh tiếng là GS.TS. Nhạc sỹ Nguyễn Văn Nam, là người viết nhiều giao hưởng nhất Việt Nam (với 9 bản giao hưởng). Kỷ lục thứ 2 là GS.TS.NSND. Quang Hải, được xem là người viết concerto cho nhạc cụ dân tộc và dàn nhạc giao hưởng nhiều nhất Việt Nam (với 7 concerto).
GS. Nhạc sỹ Ca Lê Thuần: Nguyên giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin TP. Hồ Chí Minh, nguyên giám đốc Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, nguyên tổng thư ký Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh, nguyên chủ tịch Liên hiệp các Các Hội Văn hóa Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh
Năm 1960, sau khi học sáng tác ở trường Âm nhạc Việt Nam (nay là HVANQGVN), ông được cử đi học lý luận và sáng tác ở Nhạc viện Odessa (Ucraina, Liên Xô). Về nước, ông tham gia giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội. Sau năm 1975, ông giảng dạy tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, là Trưởng Khoa Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy, phó giám đốc, sau đó chuyển qua làm giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin TP. Hồ Chí Minh, rồi trở lại làm giám đốc Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.
62
Ông được nhà nước phong hàm Phó Giáo sư năm 1984. Thời gian này, một số tác phẩm khí nhạc của ông ra đời và đã được trình diễn nhiều lần cũng như đã được đưa vào chương trình giảng dạy của các Nhạc viện trong nước. Từ những năm cuối của thập kỷ 60 đến nay, ông đào tạo và hướng dẫn nhiều thế hệ nhạc sỹ trong cả nước. Học trò của ông phần lớn đều thành đạt, nhiều người sau này là nhạc sỹ hoặc nghệ sỹ nổi tiếng. Ông chuyên giảng dạy về phức điệu, hòa thanh và phân tích tác phẩm cho các lớp sáng tác và lý luận. Ngoài khí nhạc, ông còn viết phần âm nhạc cho phim, cho sân khấu, cho múa và viết các tác phẩm cho thanh nhạc, hợp xướng.
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sỹ Ca Lê Thuần như Quê hương đồng khởi (piano); Những ngày đã qua (violin và piano); 12 préludes và 8 fugues cho piano; Dáng đứng Việt Nam (tranh giao hưởng); Chủ đề và biến tấu cho piano; Tứ tấu đàn dây; Thành phố lên đường (hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng); Người con gái đất đỏ (kịch múa); Việt Nam tiếng hát trái tim ta (hợp xướng); Ánh sáng và bóng tối (âm nhạc cho múa); Concertino cho piano và dàn nhạc; Âm thanh đồng bằng (tứ tấu đàn dây); Giao hưởng thơ cung Rê thứ; Ngọc trai đỏ ( kịch múa); Lục Vân Tiên-Kiều Nguyệt Nga (kịch múa); Ballade symphonique Thành phố quê hương
(dàn nhạc thính phòng); Bài ca Việt Nam (hợp xướng). Giáo sư Ca Lê Thuần nổi tiếng với phần âm nhạc viết cho vũ kịch Ngọc trai đỏ và nhạc kịch Người giữ cồn. Đặc biệt, phần âm nhạc cho Ngọc trai đỏ được dàn nhạc biểu diễn riêng biệt như một tác phẩm giao hưởng độc lập.
GS.TS. Nhạc sỹ Nguyễn Văn Nam: Năm 1966, nhạc sỹ Nguyễn Văn Nam được cử đi học tại Nhạc viện Leningrad (nay là Nhạc viện Saint-Peterburg, Cộng hòa Liên bang Nga), năm 1973 ông tốt nghiệp về nước. Năm 1974, ông lại được cử đi học nghiên cứu sinh tại Nhạc viện Leningrad và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành sáng tác (và sau đó là tiến sĩ ngành lý luận). Ông là nhạc sỹ viết nhiều và thành công nhất về khí nhạc. Sáng tác giao hưởng của ông có Giao hưởng số 1 (“Tặng đồng bào miền Nam anh dũng” (1972)); Giao hưởng số 2 (Uống nước nhớ nguồn (1972)); Giao hưởng số 3 (Tặng những em bé mồ côi sau chiến tranh
63
Nam (1994)); Giao hưởng số 6 (Sài Gòn 300 năm); Giao hưởng số 7 (Chuyện nàng Kiều); Giao hưởng số 8 (Đất nước quê hương tôi) và ông đã hoàn thành bản giao hưởng số 9 (Cửu Long dậy sóng).
Ngoài ra ông còn viết giao hưởng thơ, tổ khúc giao hưởng, kịch múa, nhạc thính phòng, hợp xướng, ca khúc nghệ thuật, v.v. Ông được tặng Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc; Huân chương Chiến thắng; Huy chương vàng hội diễn ca nhạc năm 1995 với tác phẩm vũ kịch Huyền thoại Mẹ; Giải thưởng của Hội Nhạc sỹ Việt Nam giao hưởng số 8 Đất nước quê hương tôi.
GS. TS. NSND. Quang Hải: Nguyên Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng Nhạc Vũ kịch Việt Nam; Nguyên giám đốc đầu tiên của Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh (sau năm 1975). Cùng với Nghệ sỹ nhân dân Trọng Bằng và Nghệ sỹ nhân dân Trần Quý, Ông là một trong ba nhà chỉ huy dàn nhạc đầu tiên của Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài. Giáo sư Quang Hải tốt nghiệp chỉ huy dàn nhạc và đạt được học vị tiến sĩ lý luận âm nhạc tại Nhạc viện Leningrad (Saint Petersburg) năm 1968. Tuy là nhà chỉ huy dàn nhạc và phần lớn thời gian làm công tác quản lý, nhưng ông vẫn dành thời gian để sáng tác khá nhiều các tác phẩm, đặc biệt là những tác phẩm khí nhạc kết hợp nhạc cụ dân tộc với dàn nhạc giao hưởng.
Ông là tác giả của 3 tổ khúc giao hưởng; 2 Concerto cho đàn Tranh và dàn nhạc giao hưởng; 2 Concerto cho Piano và dàn nhạc; 3 Concerto cho đàn Kìm (đàn nguyệt), 1 concerto cho đàn T’rưng, 1 Concerto cho Sáo trúc và dàn nhạc giao hưởng; Biến tấu viết cho đàn Nguyệt, đàn T’rưng và dàn nhạc giao hưởng; Giao hưởng - đại hợp xướng Chuỗi ngọc biển Đông; giao hưởng - thanh xướng kịch Ký ức Hồ Chí Minh... và âm nhạc cho hàng chục vở kịch nói, cải lương, phim và múa. Ông đạt kỷ lục về tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc và dàn nhạc giao hưởng. Giáo sư Quang Hải được xem là người đã sáng tác nhiều concerto nhất Việt Nam (7 tác phẩm). Riêng về tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc, sách Vietbook 2007 đã ghi
64
nhận GS Quang Hải là “Người có tác phẩm độc tấu nhạc khí dân tộc hòa với dàn nhạc giao hưởng (concerto, variation) nhiều nhất Việt Nam”7.
Năm 2001, GS Quang Hải được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 5 tác phẩm: 2 Concerto cho đàn tranh và dàn nhạc giao hưởng Đất và hoa và Quê tôi giải phóng; Concerto số 1 cho Piano và dàn nhạc giao hưởng; Concerto cho đàn Kìm và dàn nhạc giao hưởng với tên gọi “Bình minh” và
Fantasia số 1 cho piano trên chủ đề Lý tầm xuân.
PGS. Nhạc sỹ Hoàng Cương: Nguyên Giám đốc Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Từ năm 1959 đến 1964, ông học violin hệ trung cấp tại Nhạc viện C.M. Weber, thành phố Dresden (Đức); 1966-1972, học đại học violin tại Nhạc viện P. Tchaikovsky - Moscow (Liên Xô); 1976-1977, thực tập sau đại học tại Nhạc viện F. Chopin, Varsava (Ba Lan). Nhạc sỹ Hoàng Cương là một nhạc sỹ sáng tác khí nhạc có hiệu quả. Các tác phẩm tiêu biểu như Ráng chiều (violin và piano, Huy chương vàng hội diễn 1985); Tranh tứ bình (sonata cho tứ tấu dây, giải Nhì cuộc thi sáng tác nhạc thính phòng của Hội nhạc sỹ Việt Nam, 1990); Ký ức dòng sông (tổ khúc cho dàn nhạc dây, giải Nhì cuộc thi tác phẩm khí nhạc Hội nhạc sỹ Việt Nam, 1996); Nhớ quê (violin và piano); Romance (flute và piano); Gọi nghé trên đồng
(trumpet và piano); Hồi tưởng (sonata-ballade); Năm bức tranh (tập tiểu phẩm cho dàn piano); Overture Mùa xuân thế kỷ; tác phẩm giao hưởng Thác đổ.
PGS.TS. Thế Bảo: Ông đã tu nghiệp tại Nhạc viện F. Liszt (Hungary). Sau khi về nước làm chủ nhiệm Khoa Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Năm 1991, nhạc sỹ Thế Bảo về công tác ở Viện Văn hóa - Nghệ thuật tại TP. Hồ Chí Minh. Từ năm 1994, ông về Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh. Ông sáng tác nhiều tác phẩm khí nhạc như 2 giao hưởng thơ Đường chiến thắng và Rừng Sác; Concerto cho piano và dàn nhạc giao hưởng và Concerto cho violoncelle và dàn nhạc giao hưởng; Tổ khúc giao hưởng 990 năm Thăng Long; Ouverture Lễ hội Cầu
7 7 tác phẩm viết theo loại này gồm: Concerto số 1 cho đàn tranh Quê tôi giải phóng (1979), Concerto số 2 cho đàn tranh Đất và hoa (1994), Concerto cho đàn kìm Bình minh (1999), Concerto cho t’rưng Dốc sương mù (2003), Concerto cho sáo trúc Thanh niên làm theo lời Bác (2009), Variation cho t’rưng trên chủ đề Lý lu là (2006), Concerto cho Piano số 1 và dàn nhạc giao hưởng.
65
Ngư, 2 Tổ khúc ballet và các tác phẩm thính phòng cho dàn nhạc dây... Ông đã tham gia đào tạo nhiều thế hệ sinh viên sáng tác, nghiên cứu âm nhạc. Ông đã được tặng Huân chương Lao động Hạng Ba, và đạt nhiều giải thưởng hàng năm từ 1990 đến 2005 về khí nhạc của Hội nhạc sỹ Việt Nam.
Nhạc sỹ Vĩnh Lai: Tốt nghiệp Khoa Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, sau đó ông tiếp tục học sáng tác tại Nhạc viện Leipzig (Đức). Ông có nhiều tác phẩm giao hưởng đã được Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam biểu diễn như Giao hưởng thơ Niềm tin, Ouverture Ngày hội non sông,
Symphonique Suite... Ngoài ra nhiều tác phẩm thính phòng được dùng trong chương trình giảng dạy của các Nhạc viện như Khúc nhạc chiều quê viết cho flute và piano,
Người em gái quê hương viết cho violin và piano. Nhạc sỹ Vĩnh Lai cũng góp phần của mình vào bức tranh giao hưởng TP. Hồ Chí Minh, tháng 5/2015 ông có giao hưởng Miền Đông thành đồng, tác phẩm với biên chế dàn nhạc 3 quản đã được dàn nhạc Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh biểu diễn.
Lớp nhạc sỹ kế cận có nhiều nhạc sỹ tài năng như Trần Thanh Hà, nguyên Q. Trưởng khoa Sáng tác, Chỉ huy, Âm nhạc học Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Các sáng tác có thể kể đến như Ouverture 1968 (2008) nhân kỷ niệm 40 năm Mậu Thân,
Giao hưởng số 1 (2004) và các tác phẩm thính phòng (trong đó có tác phẩm Chủ đề và biến tấu dành cho flute và piano đã dược biểu diễn tại Hoa Kỳ và được đưa vào chương trình giảng dạy tại Khoa Kèn-Gõ Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh; tác phẩm Tứ tấu Dây “Hát ru”, giải Nhì Hội Nhạc sỹ Việt Nam (2002), tác phẩm đã được biểu diễn tại Ba Lan; Trần Vương Thạch với nhạc kịch Chuyện tình non sông; Vũ Việt Anh với giao hưởng Vàng son (đã biểu diễn trong Giai điệu mùa thu 2011), nhạc kịch Dế mèn phiêu lưu ký và các tác phẩm thính phòng; Nguyễn Mạnh Duy Linh là người sáng tác rất nhiều tác phẩm khí nhạc, trong đó có các tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng như Ouverture Khao khát thầm lặng (2016), Làn gió nhẹ bay (2016), Tổ khúc giao hưởng Hồi tưởng (2017) và bản giao hưởng đầu tiên của anh - Giao hưởng số 1 Huyền thoại mùa Xuân (2018); Trần Đinh Lăng có giao hưởng 5
66
chương và những tác phẩm nhỏ cho dàn nhạc (trong đó có Concerto cho đàn Tranh và Dàn dây).
Các nhạc sỹ TP. Hồ Chí Minh sáng tác nhiều thể loại âm nhạc như giao hưởng, concerto cho các nhạc cụ phương Tây, các nhạc cụ dân tộc độc tấu với dàn nhạc giao hưởng, âm nhạc cho vũ kịch, nhạc múa, hợp xướng… Các nhạc khí kèn đồng luôn có vai trò tích cực trong các tác phẩm khí nhạc của các nhạc sỹ TP. Hồ Chí Minh.