NƯỚC CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
4.2.1. Xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ
Như đã khẳng định, sự độc lập, tự chủlà điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động thực chất và phát huy được vai trò trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong điều kiện cụ thể của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, muốn xây dựng các tổ chức này theo hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ cần tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ việc đổimới nhận thức vềvai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước, đến xác định rõ cơ chếlãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức chính trị -xã hội, trên cơ sởđó hoạch định lộ trình hợp lý
143
để tiến tới xây dựng các tổ chức này độc lập về mặt tổ chức, tài chính và nhân sự chủ chốt.
Thứ nhất, đổi mới nhận thức về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước
Giải pháp này có ý nghĩa quan trọng, vì chỉ có trên cơ sở quan niệm đúng đắn về vai trò của các tổ chức này trong việc kiểm soát quyền lực mới có thể xây dựng, thiết kế được các cơ chế hữu hiệu để triển khai thực hiện. Trên thực tế, trong quá trình vận hành của hệ thống chính trị, nhiều lúc nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, “thậm chí có xu hướng hạ thấp vai trò của các tổ chức này thành một bộ phận phụ thuộc, hình thức trong hệ thống chính trị” [79, tr.9]. Hệ quảlà không phát huy được sự đóng góp từ phía nhân dân và xã hội để góp phần hạn chế sai lầm, đảm bảo quyền lực nhà nước được thực thi đúng mục đích và có hiệu quả.
Trước hết, cần nhất quán quan niệm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân nhân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện sựủy quyền, đồng thời kiểm soát quyền lực nhà nước. Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng nhiều phương thức khác nhau, như thông qua bầu cử, bãi miễn đại biểu dân cử; qua hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp; qua việc thực hiện các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp; qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đồng thời, nhân dân còn thực hiện sự kiểm soát nhà nước thông qua các tổ chức mang tính đại diện lợi ích do mình lập ra như các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Như vậy, các tổ chức chính trị - xã hội là một trong những phương thức, công cụđể qua đó nhân dân - chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước kiểm soát hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện quyền làm chủ của mình. Phương thức này không chỉ có ở Việt Nam, mà còn hiện diện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, phát huy tác dụng ở những mức độ nhất định trong việc góp phần mở rộng dân chủ, kiểm soát đểđảm bảo nhà nước hoạt động theo hướng phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.
144
chính trị - xã hội là một yêu cầu tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền và xu thế dân chủhóa đời sống xã hội. Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho lợi ích của các tầng lớp nhân dân vào hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước sẽ làm tăng tính tham gia, tính khoa học, tính thực tiễn cho chính sách, pháp luật của nhà nước; góp phần phát hiện, ngăn chặn sự tha hóa quyền lực nhà nước, đảm bảo tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tuân thủ các quy định của pháp luật. Nhà nước cần nhận thức được hoạt động kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội là nhu cầu tự thân của việc xây dựng nhà nước pháp quyền, tạo các điều kiện cần thiết để các tổ chức này thực hiện vai trò của mình, đồng thời xem kết quả kiểm soát quyền lực của các tổ chức này là một kênh thông tin quan trọng đểđiều chỉnh tổ chức và hoạt động.
Cần thay đổi quan điểm cho rằng hoạt động giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động kiểm soát của các cơ quan quyền lực nhà nước. Nhận thức này khiến cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội thường yếu thế, có thể bị xem nhẹ hoặc chậm đáp ứng, phản hồi. Cần thấy rằng, kiểm soát của các tổ chức chính trị - xã hội là kiểm soát của nhân dân, của xã hội, là yêu cầu khách quan không thể thay thế, tồn tại độc lập, song hành với các thể chế kiểm soát quyền lực của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền và không thực hiện cơ chế kiềm chế, đối trọng giữa các nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước, sự kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội càng có vai trò, vị trí quan trọng để góp phần ngăn chặn xu hướng chuyên quyền, độc đoán. Thực tế cho thấy nhiều vụ án tham nhũng lớn, nhiều sai phạm nghiêm trọng của nhà nước được phát hiện từ hệ thống kiểm soát của nhân dân và xã hội mà kiểm soát của các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận hợp thành. Do đó, cần chú trọng tạo dựng cơ sở pháp lý, nhân lực, vật lực để các tổ chức này thực hiện tốt vai trò của mình trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước, góp phần xây dựng nhà nước thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
145
chính trị nói chung, đối với các tổ chức chính trị - xã hội nói riêng. Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng Cộng sản được xác định là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng mới chỉ được hiến định trong Hiến pháp, chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc thực hiện vai trò này; hệ lụy là nhiều lúc, nhiều khi Đảng lấn sân, can thiệp thái quá vào tổ chức, hoạt động của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, làm cho các tổ chức này mất đi tính độc lập, tự chủ trong quá trình hoạt động. Do đó, cần tập trung xây dựng các quy định của pháp luật về vai trò lãnh đạo của Đảng, phân định ranh giới rõ ràng, xác định các phương thức, nội dung lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội, đảm bảo tính độc lập và không gian hoạt động riêng cho các tổ chức chính trị - xã hội để các tổ chức này thể hiện vai trò của mình tham gia xây dựng hệ thống chính trị, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, kiểm soát quyền lực của Đảng và Nhà nước. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội sẽ tạo tiền đề cho các tổ chức này thoát khỏi sự ảnh hưởng quá lớn từ Đảng do lịch sửđể lại, góp phần đảm bảo dân chủtrong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền.
Thứ ba, hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý của Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Cần tạo lập một khung khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch về nội dung, phương thức, phạm vi quản lý nhà nước đối với các tổ chức này theo yêu cầu của xây dựng nhà nước pháp quyền. Xác định rõ thẩm quyền, phạm vi quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức chính trị - xã hội, những lĩnh vực hoạt động riêng của các tổ chức này mà Nhà nước không được can thiệp. Chỉ trên cơ sở những quy định pháp lý đầy đủ và rõ ràng mới có thể giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, khắc phục được khuynh hướng “nhà nước hóa”, “hành chính hóa” các tổ chức chính trị - xã hội, biến các tổ chức này thành công cụ của Nhà nước; đồng thời, hạn chế tình trạng dân chủ quá mức, các tổ này chi phối thái quá đến tổ chức và hoạt động của Nhà nước, biến quá trình hoạch định và thực thi chính sách công theo hướng phục vụ cho quyền lợi của các cá nhân, các nhóm lợi ích.
146
và các tổ chức chính trị - xã hội ra ngoài hệ thống công chức và bộ máy hành chính” [80, tr.310]. Việc thực hiện giải pháp này nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội độc lập, tự chủ theo xu hướng chung của thế giới, đồng thời, cũng là yêu cầu tất yếu khách quan để xây dựng bộ máy hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, từng bước hiện đại và chuyên nghiệp.
Trước hết, cần chuẩn bị các điều kiện vềcơ sở pháp lý, lộ trình, bước đi, mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu mới. Cần cân nhắc các phương án lựa chọn: “Có cần một lộ trình với những bước đi quá độ hay không? Có cần rút gọn bộ máy của các tổ chức chính trị - xã hội hay không? Chuyển hết toàn bộ bộ máy hay để lại một số cấp cần thiết?” [80, tr.310].
Trên cơ sở lộ trình đã xác định, có thể lựa chọn một vài tổ chức chính trị - xã hội hoặc một vài cấp của các tổ chức này để thực hiện thí điểm việc chuyển ra khỏi bộmáy hành chính nhà nước. Việc thực hiện thí điểm và các bước đi quá độ là cần thiết, tránh tình trạng rối loạn, xáo trộn quá lớn trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức này do đã quen với sự bao cấp của nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Quá trình này, có thể sẽ phải chấp nhận một giai đoạn suy thoái của các tổ chức chính trị - xã hội do không kịp thích nghi với môi trường, điều kiện hoạt động mới. Nhưng là bước quá độ cần thiết để các tổ chức này có vị trí độc lập tương đối với các bộ phận còn lại của hệ thống chính trị, trở về với bản chất là các tổ chức đại diện cho nhân dân. Xu thế phát triển của đời sống chính trị, xã hội sẽ dần khôi phục sự hoạt động của các tổ chức này theo đúng quy luật của nó đểđại diện cho lợi ích của các tầng lớp nhân dân và đáp ứng nhu cầu dân chủhóa đời sống xã hội.
Thứ năm, có lộ trình xóa bỏ bao cấp kinh phí và xây dựng cơ chế tự chủ tài chính cho tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Cùng với quá trình xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội độc lập với bộ máy hành chính nhà nước về mặt tổ chức, tất yếu cũng cần tiến tới xóa bỏ bao cấp kinh phí, từng bước tự chủ vềtài chính để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước. Quá trình này
147 có thể thực hiện theo hướng:
Nhà nước xây dựng lộ trình hợp lý để từng bước cắt giảm và tiến tới xóa bỏ bao cấp kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Cần có sự tính toán kỹ lưỡng về kế hoạch và bước đi cụ thểđể các tổ chức này dần thích nghi với điều kiện hoạt động mới. Việc cắt giảm bao cấp kinh phí cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội sẽ làm giảm áp lực chi ngân sách nhà nước trong bối cảnh nợ công đang tăng cao. Đồng thời tạo sức ép buộc các tổ chức này phải nâng cao chất lượng hoạt động, sử dụng có hiệu quảhơn nguồn ngân sách ngày càng hạn hẹp và gia tăng tìm kiếm các nguồn lực tài chính khác, từng bước thích ứng để có thể đứng vững trên đôi chân của mình.
Cần thay đổi cách thức, cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho các tổ chức chính trị - xã hội. Hướng đến “Quốc hội quyết chi ngân sách hàng năm cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội” [80, tr.303] thay vì Chính phủ phân bổ như hiện nay để hạn chế cơ chế xin - cho. Thay đổi nguyên tắc chi tài chính từ việc căn cứ vào hạn mức tài chính cho hệ thống hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội sang căn cứ vào hiệu quả hoạt động thực tế của các chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội mà nhà nước giao. Sắp xếp, tinh gọn lại hệ thống tổ chức để giảm chi ngân sách cho biên chế, tăng chi ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.
Xây dựng cơ chế trích một phần ngân sách cho hoạt động giám sát, phản biện, thẩm định của các tổ chức chính trị - xã hội từ dự toán xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án của nhà nước. Căn cứ trên mức độ quan trọng, sự cần thiết của các chương trình, kế hoạch và hiệu quả phản biện để quyết định phần trăm kinh phí chi cho sựtham gia đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội.
Xây dựng cơ chế tự chủtài chính theo hướng các cá nhân, tổ chức chi tiền cho các chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội mà họ quan tâm. Muốn vậy, các tổ chức chính trị - xã hội phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo tính khoa học, chuyên nghiệp và hiệu quả để có nhiều đơn đặt hàng. Đồng thời, cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát
148
đểngăn chặn tiêu cực do các cá nhân, tổ chức có thể bỏ tiền để phục vụ mục đích cá nhân, đi ngược với tính khách quan, minh bạch của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước.
Đa dạng hóa các nguồn kinh phí từ hoạt động đóng góp của các thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân để từng bước tự chủ kinh phí hoạt động. Tiến đến mô hình các tầng lớp nhân dân tự nguyện bỏ tiền duy trì sự hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội để các tổ chức này đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân, thay mặt nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo nhà nước hoạt động đúng mục đích và hiệu quả.
Thứ sáu, đổi mới quy trình lựa chọn nhân sự chủ chốt cho các tổ chức chính trị - xã hội. Hiện nay, việc lựa chọn những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp được thực hiện thông qua hoạt động hiệp thương. Tuy nhiên, hoạt động này nặng vềđịnh hướng của tổ chức Đảng các cấp và chịu ảnh hưởng của Nhà nước. Cần đổi mới quy trình hiệp thương lựa chọn những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng công khai, minh bạch và dân chủ thực chất. Những người được lựa chọn phải là các cá nhân tiêu biểu, có năng lực hoạt động thực tiễn, được sự tín nhiệm của các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân và có thể không nhất thiết phải là đảng viên.
Đảm bảo sựđộc lập tương đối trong công tác nhân sự chủ chốt của các tổ chức chính trị - xã hội với công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước. Hạn chế và tiến đến xóa bỏ tình trạng thuyên chuyển cán bộ từ Đảng, Nhà nước sang các tổ chức chính trị - xã hội và ngược lại. Thực hiện nguyên tắc nhân sự của các tổ chức chính trị - xã