Nhóm học thuyết quản trị theo tâm lý xã hội (các mối quan hệ con người)

Một phần của tài liệu 60 (Trang 38)

Các tác giả Mary Parker Follet, Abraham Maslow và nhiều đại biểu khác chủ trương: Quản trị thực chất là hoàn thành nhiệm vụ thông qua người khác và do đó trung tâm của tổ chức là yếu tố con người; năng suất lao động không do lợi ích vật chất, sự chỉ huy chặt chẽ, hay các biện pháp trừng phạt quyết định, mà do sự thoả mãn các nhu cầu tâm lý - xã hội quyết định; bản chất của con người là tích cực, chủ động, có khả năng sáng tạo lớn nếu được phát huy đúng mức, và muốn được nhận lãnh, chia sẻ trách nhiệm nhiền hơn, cao hơn.

Nhóm học thuyết quản trị nhân sự theo tâm lý xã hội đề cao vai trò con người cùng với những đặc điểm tâm sinh lý gắn liền với họ. Tổ chức không phải là một cỗ máy với những nguyên tắc vận hành cứng nhắc mà là một cộng đồng người có chung một lý tưởng. Lương, thưởng không phải là yếu tố duy nhất kích thích sự hăng say làm việc, mà còn là bầu không khí tin cậy, thân thiện, con người được kính trọng và tạo điều kiện để tự khẳng định vai trò của mình trong tập thể. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm toàn diện để đánh giá, học thuyết quản trị theo tâm lý xã hội vẫn còn nhiều vấn đề chưa thoả đáng như: có phải mọi thành viên trong tổ chức đều thực sự tự giác đến mức không cần một hệ thống kiểm tra, giám sát và các biện pháp trừng phạt để duy trì, nâng cao kỷ luật lao động; con người có khuynh hướng cân bằng, hài hoà các lợi ích (tinh thần, vật chất). Vậy liệu có thể duy trì lâu dài tinh thần lao động quên mình nếu quá nhấn mạnh đến các biện pháp tâm lý xã hội.

Một phần của tài liệu 60 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w