5. Kết cấu đề tài
2.2.2. Xét trên phương diện NHTM
• Ngoài hai nhược điểm là rủi ro và chi phí cao, cho vay tiêu dùng có những
vai trò quan trọng như:
- Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng.
- Tạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
2.2.3. Xét trên phương diện kinh tế xã hội:
• Nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hoá dịch
vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu không được dùng đúng như vậy thì có thể làm giảm khả năng tiết kiệm trong nước.
- Thứ nhất, đối với doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai về hiện tại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượng ngày càng lớn. Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.
- Thứ hai, cho vay tiêu dùng thúc đẩy thành phần tiêu dùng và do đó gia tăng cầu trong nước, trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội, hạn chế sự phụ thuộc vào cầu nước ngoài, do đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững hơn.
- Thứ ba, góp phần xoá bỏ vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp - tiết kiệm ít - sản lượng thấp.
• - Thứ tư, cho vay tiêu dùng thúc đầy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và từ
đó làm tăng thu nhập, tạo khả năng tiết kiệm, mở rộng cơ hội huy động vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
2.3. Các hình thức cho vay tiêu dùng
2.3.1. Căn cứ theo mục đích vay:
❖ Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortgage Loan): Là loại cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm xây dựng hoặc cải tạo nhà cửa của khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình.
❖ Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Nonresidential Loan): Là loại cho vay tài trợ cho việc trang trải các khoản chi phí mua sắm xe cộ,đồ dùng gia đình, chi phí học hành...
2.3.2. Căn cứ theo phương thức hoàn trả:
❖ Cho vay trả góp (Installment Consumer Loan):
• Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ gốc và lãi
cho ngân hàng nhiều lần theo kì hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường áp dụng cho các khoản vay không đủ khả năng thanh toán hết 1 lần số nợ vay.
• Khi cho vay trả góp cần quan tâm tới các vấn đề:
• + Loại tài sản được tài trợ: Thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn nếu tài
sản hình thành từ vốn vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu với họ một cách lâu dài trong tương lai. Do đó, ngân hàng nên tài trợ cho những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền.
• + Số tiền phải trả trước: Khi mua tài sản ngân hàng thường yêu cầu khách
hàng phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Số tiền trả trước ít hay nhiều phụ thuộc vào loại tài sản thị trường tiêu thụ về tài sản đó ngay sau khi sử dụng
• + Điều khoản thanh toán: Số tiền thanh toán mối kì giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ còn lại,kỳ hạn phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng, thời hạn tài trợ không quá dài.
• + Số tiền khách hàng phải trả thanh toán cho ngân hàng phải phù hợp với khả năng về thu nhâp,hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng
❖ Cho vay từng lần:
• Vay từng lần, hay còn gọi là vay theo món là hình thức vay, theo đó người
vay sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định. Ưu điểm của hình thức này là thủ tục rõ ràng, ngân hàng chủ động trong việc cho vay. Nhưng nhược điểm là thủ tục rườm rà, doanh nghiệp không linh động trong việc sử dụng vốn do phải lập hồ sơ cho từng lần vay, chỉ thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn không định kì.
❖ Cho vay theo hạn mức tín dụng:
• Vay hạn mức tín dụng: người vay chỉ lập hồ sơ 1 lần cho nhiều khoảng vay,
ngân hàng cấp cho khách một hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số. Đây là hình thức vay tiên tiến, có nhiều ưu điểm, lợi ích cho doanh nghiệp như chủ động vốn, thủ tục đơn giản...nhưng không phổ biến ở Việt nam do các doanh nghiệp không có nhu cầu vốn thường xuyên, hành lang pháp lí chưa chặt chẽ dẫn đến việc ngân hàng khó xử lí trong việc phạt nợ quá hạn... vì vậy ngân hàng ít cung cấp dịch vụ này.
❖ Các phương thức cho vay khác:
• Tùy theo tình hình thực tế, ngân hàng còn áp dụng các phương thức cho vay
sau: - Cho vay theo dự án đầu tư. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay hợp vốn. - Cho vay theo hạn mức thấu chi. - Các phương thức cho vay khác.
2.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ:
• Khái niệm: Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân
hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng.
• Ưu điểm:
• + Cho phép ngân hàng tăng nhanh về dư nợ cho vay tiêu dùng.
• + Giúp ngân hàng giảm được chi phí trong cho vay tiêu dùng.
• + Là nguồn gốc của việc mở rộng mối quan hệ với khách hàng và các hoạt động khác của ngân hàng.
• + Trong trường hợp có quan hệ với các công ty bán lẻ tốt, cho vay tiêu dùng
gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp.
• Nhược điểm:
• + Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu
do đó có khả năng lừa đảo, giả mạo, xuyên tạc nhiều hơn so với vay trực tiếp.
• + Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hóa.
• + Kỹ thuật và nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao
• ❖ Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan):
• Khái niệm: Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong
đó trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.
• Ưu điểm:
• + Ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của nhân viên tín dụng vì quyết định của nhân viên tín dụng ngân hàng thường có chất lượng cao hơn nhân viên tín dụng của cửa hàng bán lẻ.
• + Hoạt động của nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến
việc tạo ra các khoản cho vay có chất lượng cao trong khi nhân viên của công ty bán lẻ thường chỉ chú trọng đến việc bán được nhiều hàng. Bên cạnh đó tại các điểm bán hàng các quyết định tín dụng thường đưa ra rất vội vàng.
• + Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp
• + Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng có rất nhiều lợi thế phát sinh có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cho cả hai phía khách hàng lấn ngân hàng.
2.4. Cho vay khách hàng cá nhân
2.4.1. Đặc điểm:
- Số lượng khách hàng cá nhân rất đông và rất đa dạng về ngành nghề, độ tuổi... thường chiếm khoảng 2/3 khách hàng của ngân hàng.
- Nhu cầu vay nhỏ và mang tính thời vụ, thường là những khoản vay ngắn, trung hạn thường dưới 5 năm.
- Các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng được sử dụng cho việc phân tích thì không chính xác, không rõ ràng và không chắc chắn. Điều đó làm cho rủi ro lớn hơn so với cho vay KHDN.
- Có những phương thức cho vay trong đó nguồn trả nợ không gắn liền với mục đích sử dụng tiền vay, phổ biến là vay hỗ trợ sinh hoạt tiêu dùng cá nhân.
2.4.2. Mục đích:
- Đáp ứng nhu cầu vốn vay để thực hiện các phương án kinh doanh. - Đáp ứng nhu cầu vốn cho sinh hoạt tiêu dùng cùa cá nhân.
2.4.3. Lợi ích:
❖ Đối với ngân hàng:
- Góp phần đa dạng hóa các sản phẩm cho vay của ngân hàng. - Thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng.
- Phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay (khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhu cầu vốn vay đa dạng, phong phú.)
❖ Đối với khách hàng:
• - Có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn nguồn trả nợ phù hợp với chi phí thấp.
• Được ngân hàng cung ứng các dịch vụ tiện ích gắn liền với các khoản
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng củaNHTM NHTM
2.5.1. Nhân tố chủ quan:
• Quy mô và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng tới lượng cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới chi nhánh để thuận tiện giao dịch với khách hàng hay không. Uy tín của ngân hàng cao hay thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
• Yếu tố góp phần nhỏ tới thành công của cho vay tiều dùng là các chính sách,
quy định của ngân hàng. Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu đáo hay không, đó là các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không, các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán. Thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu, nếu thời gian thẩm định quá dài thì khách hàng sẽ không muốn chờ đợi và tìm tới các ngân hàng khác.
• Trình độ, thái độ cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng mang tính quyết định
thành công của cho vay tiêu dùng. Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn tốt thì mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Cán bộ tín dụng cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, nhiệt tình giúp đỡ, chi bảo khách hàng các thủ tục cần thiết.
• Muốn hoạt động cho vay tiêu dùng được nhiều khách hàng biết tới thì ngân
hàng cần có chính sách marketing phù hợp. Ngân hàng cần tăng cường các hoạt động thông tin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của các hoạt động thông tin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng nói chung cũng như lợi ích, chính sách về cho vay tiêu dùng nói riêng.
• Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động cho vay
tiêu dùng. Nếu ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ dấn tới việc giải quyết các thủ tục được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng và việc quản lý hồ sơ khách hàng cũng được thuận tiện hơn. Bên cạnh vấn đề về công nghệ, ngân hàng cần có các quy định, nội quy làm việc thưởng phạt nghiêm minh, quản lý tốt để tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên ngân hàng, tác động đến phong cách làm việc của nhân viên.
• Tất cả các nhân tố vi mô nói trên đều là những nhân tố thuộc về nội tại ngân
hàng có tác động tới cho vay tiêu dùng. Ngoài những nhân tố đó còn phải kể tới nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng, đó là đạo đức khách hàng cũng như rủi ra của hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu như khách hàng là người có đạo đức tốt, ý thức trả nợ tốt, rủi ra cho vay tiêu dùng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, các quy định cho vay cũng sẽ không quá khắt khe. Ngược lại nếu khách hàng không trả nợ đều, nợ quá hạn quá nhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng.
• Một ngân hàng muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì cần tính tới
tất cả các nhân tố vĩ mô và vi mô kể trên.
2.5.2. Nhân tố khách quan:
• Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng như môi trường kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế của nhà nước, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, môi trường pháp lịch sử, yếu tố văn hóa.
• Trước hết cần phải kể tới đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động. Nơi
đó là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn so với vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà những người nông dân chỉ quanh năm ngày tháng biết tới ruộng vườn, thậm chí còn không biết tới hoạt động của ngân hàng.
• Kế đến là các thói quen, phong tục tập quán, tâm lý có ảnh hưởng tới nhu cầu
vay tiêu dùng. Người dân Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi tích lũy đủ tiền mới mua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần để mua sắm
• cộng với tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng, sợ các
thủ tục hành chính rườm ra.
Chính vì thế nhu cầu vay của người dân còn thấp.
• Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế những rắc rối có thể xảy ra.
• Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giật
khách hàng thì cho vay tiêu dùng của các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn. Các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyến khích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Đó là các quy định như quy định của Ngân hàng nhà nước khống chế các ngân hàng thương mại trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có...
• CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng:
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Đề tài tôi lựa chọn tiến hành nghiên cứu thuộc dạng nghiên cứu quan sát cho nên trong phần này tôi sẽ chỉ trình bày các nội dung liên quan đến việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu quan sát
• Phương pháp khảo sát dạng viết: Khảo sát dạng viết gồm các câu hỏi đóng và mở. Câu hỏi mở là câu hỏi cho phép người được phỏng vấn được tự do trả lời. Câu hỏi đóng là những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn các phương án trả lời và có thể lựa chọn một trong các phương án đó để trả lời.
• Kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện: Chúng ta có thể lấy mẫu thuận tiện bằng cách cố ý đến những nơi có nhiều khả năng gặp được đối tượng chúng ta muốn