Định hướng của Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA NHÀ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 (Trang 66)

Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 2 trong những năm tới

3.3.1. Định hướng của Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 2 Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 2

- BIDV có định hướng cho năm 2014 như sau: nguồn vốn huy động, tăng trưởng 13%; dư nợ tín dụng tăng trưởng 13%; lợi nhuận trước thuế: 6.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu phấn đấu không cao hơn 2,6%; ROA, 0,79%; ROE, 13,8%; tỷ lệ chi trả cổ tức, không thấp hơn 9%.

- BIDV sẽ xây dựng hình ảnh và hệ thống các giá trị thương hiệu; phát triển mô hình kiến trúc thương hiệu phù hợp với mô hình hoạt động và chiến lược kinh doanh; xác định các phương thức quản trị thương hiệu chuyên nghiệp và hiệu quả,... Với thế mạnh nổi trội về tư vấn chiến lược thương hiệu cho ngành tài chính ngân hàng, Ogilvy & Mather sẽ hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của BIDV theo hướng hiện đại hoá, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và phù hợp với hiện trạng đa dạng trong nước.

- BIDV phấn đấu trở thành 1 trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.

- Ngân hàng Nhà nước giao thực hiện gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho vay nhà ở xã hội, cùng với BIDV là Agribank, Vietinbank, Vietcombank và MHB để hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng đủ điều kiện theo quy định, trong đó dành tối đa 30% để cho vay đối với các doanh nghiệp là chủ dự án. Đối với thời hạn cho vay, đối với các đối tượng vay để thuê, mua nhà tối đa là 10 năm, đối với doanh nghiệp tối đa là 5 năm. Mức lãi suất hỗ trợ sẽ được Ngân hàng Nhà nước công bố hàng năm và áp dụng cho các khoản vay có dư nợ trong năm, trong đó năm 2013 sẽ áp dụng lãi suất 6%/năm. Qua năm 2014, mức lãi suất mới áp dụng giảm 1% so với năm 2013 còn 5%/năm.

- Đối với gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng nói trên của BIDV, trong 2 - 3 năm đầu, tỷ lệ cho vay giữa doanh nghiệp và người mua nhà là 60/40, nhưng đến năm thứ 4 sẽ giảm dần xuống 30/70 như quy định trong Thông tư của Ngân hàng Nhà nước. Thậm chí, BIDV cho vay tới 15 năm, trong khi thời hạn trong Thông tư là 10 năm. Với đối tượng vay, BIDV cho biết sẽ ưu tiên cho các dự án đang thi công có khả năng hoàn thành trong giai đoạn 2013 - 2015; dự án đã hoàn thiện thủ tục pháp lý chuẩn bị khởi công; dự án đã có người mua trên 50% trên tổng sản phẩm căn hộ.

- Từ ngày 21/1/2014 đến hết ngày 30/6/2014, khách hàng khi vay nhu cầu nhà ở (mua nhà, xây mới, sửa chữa...) tại BIDV có thể lựa chọn 1 trong 2 chương trình ưu đãi sau:

- + Chương trình 1 (ưu đãi trong 6 tháng đầu tiên): áp dụng mức lãi suất 8%/năm.

- + Chương trình 2 (ưu đãi trong 12 tháng đầu tiên): 06 tháng đầu tiên áp dụng

mức lãi suất 8.99%/năm; 06 tháng tiếp theo áp dụng mức lãi suất 10.99%/năm (hoặc bằng lãi suất cho vay theo quy định của BIDV tại thời điểm điều chỉnh tuỳ mức lãi suất nào thấp hơn).

- Ngân hàng còn định hướng triển khai các sản phẩm mới. Sản phẩm mà ngân hàng cần triển khai hiện nay chính là cho vay để đổi nhà. Đây là một sản phẩm mà ACB đã triển khai và thu được nhiều thành công. Vì hiện nay, nhu cầu đổi ngôi nhà hiện tại để có ngôi nhà tốt hơn đang có xu hướng gia tăng. Hơn thế ngân hàng hoàn toàn có thể cung

chính là ngôi nhà mới tốt hơn, giá trị sẽ cao hơn và ngân hàng có

thể xem nó như là tài

sản đảm bảo cho khoản vay của khách hàng. Hơn nữa căn nhà cũ cũng

có giá trị, ngân

hàng chỉ tài trợ thêm một phần của phần thiếu hụt khi khách hàng

tiến hành đổi nhà. Như

vậy mục tiêu an toàn của hoạt động ngân hàng vẫn được đảm bảo,

thu nhập ngân hàng sẽ

tăng lên, danh mục sản phẩm được phát triển.

3.4. Giải pháp đối với cho vay mua nhà

3.4.1. về quy trình, thủ tục cho vay

-- CBQHKH cần phải linh hoạt trong các quy định về thủ tục, điều kiện vay, tuỳ vào từng đối tượng khách hàng, tuỳ vào từng quy mô của khoản vay mà Ngân hàng cần phải khéo léo điều chỉnh các loại thủ tục, giấy tờ cần thiết để tránh trường hợp thừa trong bộ hồ sơ này nhưng lại thiếu trong bộ hồ sơ khác.

- Cải thiện các mẫu đơn, hợp đồng, các chứng từ chứng minh thu nhập theo hướng đơn giản nhất nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin và tính chặt chẽ.

- Thực hiện cơ chế phê duyệt nhanh: tăng hạn mức phán quyết cho các Chi nhánh theo năng lực chuyên môn và trình độ quản lý của trưởng đơn vị.

- Đơn giản hoá thủ tục phê duyệt bằng cách thực hiện phê duyệt cấp tín dụng theo cơ chế chuyên viên. Giao quyền hạn và trách nhiệm cho các cá nhân có năng lực, có kinh nghiệm và nắm rõ quy chế, quy định cho vay nhằm giảm bớt các khâu trình ký, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy pháp luật, quy định của NHNN và BIDV.

3.4.2. Hoàn thiện công tác thẩm định

- Tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn nhằm thu thập thông tin một cách chính xác thay vì chỉ dựa vào các số liệu có sẵn trên giấy tờ do khách hàng cung cấp, từ đó việc thẩm định khả năng trả nợ sẽ đúng hơn, đánh giá đúng tính ổn định trong nguồn thu nhập của khách hàng nhằm nâng cao mức độ tin cậy trong việc trả nợ của khách hàng.

- Nhanh chóng nâng cao và đưa vào sử dụng thực tế hệ thống tính điểm khách hàng cá nhân bằng các giải pháp như: xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với nghề nghiệp, thu nhập, thái độ hợp tác với Ngân hàng, lịch sử quan hệ tín dụng theo CIC và BIDV,...;

nhập, tài sản đảm bảo,...

3.4.3. Không nên quá chú trọng vào tài sản đảm bảo trong công tác chovay vay

- Tài sản đảm bảo không phải là yếu tố quan trọng nhất khi xét duyệt khoản vay mà quan trọng nhất là thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng. Thực chất tài sản đảm bảo chỉ là động lực thúc đẩy khách hàng trong việc trả nợ, nếu đến hạn khách hàng không có khả năng trả nợ buộc Ngân hàng phải tịch thu tài sản đem bán để xử lý khoản nợ.

3.4.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

- Kiểm tra không chỉ đóng vai trò quan trọng trong khi xét duyệt cho vay mà ngay cả sau khi cho vay, bởi vì tiếp xúc với khách hàng càng nhiều thì CBQHKH sẽ hiểu thêm về khách hàng, phát hiện ra được những rủi ro tiềm ẩn, đồng thời hiểu được những nhu cầu hiện tại của khách hàng để có thể tư vấn cho khách hàng các sản phẩm phù hợp. Công tác kiểm tra phải đảm bảo theo đúng quy định của BIDV như:

- Theo định kỳ được quy định thì CBQHKH phải tiến hành kiểm tra (hàng tháng, hàng quý hay đột xuất theo yêu cầu của cấp trên,...)

- Nội dung kiểm tra thay đổi linh hoạt, mỗi lần kiểm tra là một nội dung khác nhau. - Sau mỗi lần kiểm tra, nhân viên phải báo cáo lên cấp trên về nhận định, ý kiến của mình, nếu thấy rủi ro phải đề xuất biện pháp lên cấp trên để có hướng giải quyết kịp thời.

3.4.5. Gia tăng số lượng khách hàng

3.4.5. T Duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ

- Đối tượng khách hàng này là nguồn thu ổn định cho Ngân hàng. Vì những khách hàng đã có giao dịch với Ngân hàng thường có xu hướng quay lại giao dịch tiếp với Ngân hàng. Đối tượng này đã được Ngân hàng thẩm định qua là có uy tín và hợp tác tốt với Ngân hàng, thông tin khách hàng đáng tin cậy hơn, giảm rủi ro trong khâu thẩm định khách hàng. Ngân hàng nên có sự ưu tiên cho đối tượng khách hàng này. Không ai khác, chính khách hàng là người mang đến lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Ưu tiên về lãi suất: dựa vào số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất có thể thấp hơn cho mức độ rủi ro, mức này nằm trong khung lãi suất hiện hành. Khách hàng sẽ thấy mình là một phần quan trọng được Ngân hàng quan tâm, đãi ngộ.

- Đưa ra sản phẩm - dịch vụ mới, khách hàng truyền thống được Ngân hàng để mắt đến trước tiên nhằm khuyến khích khách hàng tới những tiện ích của Ngân hàng.

- Tiếp thị bán chéo, dành nhiều ưu đãi cho khách hàng này như tặng quà vào các dịp lễ, Tết, khen thưởng theo giá trị dịch vụ, thời gian giao dịch.

- Duy trì sự gắn bó lâu dài với khách hàng thông qua các chương trình, sự kiện do BIDV tổ chức và thực hiện.

3.4.5.2. Tìm kiếm, thu hút khách hàng mới đến với Ngân hàng

- Ngoài lượng khách hàng cũ, Ngân hàng cần phải có một lượng khách hàng mới để tránh rủi ro, nâng cao lợi nhuận đồng thời mở rộng thị phần nhằm nâng cao vị thế, uy tín, thương hiệu của Ngân hàng.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo trên tivi, báo đài, tạp chí,... để tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng, tạo ấn tượng với khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi.

- Tăng cường các hoạt động PR giúp Ngân hàng trở nên gần gũi, thân thiện với công chúng hơn.

- Để thu hút khách hàng về phía mình, Ngân hàng nên có sự hợp tác với các công ty địa ốc với dịch vụ thanh toán trọn gói mua nhà qua Ngân hàng, dịch vụ này vừa có lợi cho bên mua và bên bán và cả khách hàng.

- Thành phố có số lượng dân nhập cư đông, nhu cầu nhà ở chung cư cũng được ưa chuộng nên khách hàng cá nhân là khách hàng lâu dài mà Ngân hàng cần hướng đến.

- Quảng cáo qua thư điện tử về một số sản phẩm như cho vay du học, cho vay mua ô tô trả góp,... Hiện nay, Internet là một kênh thông tin được khá nhiều người sử dụng ở Việt Nam, đặc biệt là các đối tượng như học sinh, sinh viên, những cá nhân và gia đình có thu nhập cao. Thông qua đó, ngân hàng có thể giới thiệu về các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thông điệp mà ngân hàng muốn gửi tới khách hàng.

3.4.5.3. Mở rộng liên kết với các công ty xây dựng địa ốc, nhà ở

- Để tăng doanh số cho vay, Ngân hàng cần có chiến lược thực hiện liên kết, ký hợp đồng với các công ty xây dựng nhà ở để đẩy mạnh việc bán sản phẩm dưới hình thức gián

làm thủ tục mua nhà. Sau đó Ngân hàng sẽ trả tiền trực tiếp cho

các công ty này thay vì

thông qua khách hàng. Điều này vừa giúp Ngân hàng tăng doanh số

cho vay, vừa giúp

kiểm tra được mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

- Tăng cường liên kết với các công ty, bệnh viện, trường học,... để mở rộng tiếp thị sản phẩm đến với các cán bộ, công nhân viên, vì lượng khách hàng này tương đối lớn, nhu cầu vay cũng khá cao, thu nhập lại ổn định. Vì vậy nếu tiếp thị thành công thì Ngân hàng sẽ có lượng khách hàng tương đối lớn.

3.4.5.4. Đẩy mạnh, tăng cường hoạt động marketing

- Xác định thị trường mục tiêu cho Ngân hàng: trong cho vay mua nhà trả góp thì thị trường mục tiêu của Ngân hàng hiện nay là đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và trung bình.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi, và các dịch vụ bổ sung tốt,... bằng cách đa dạng hoá các hình thức quảng cáo tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

- Tăng cường hoạt động PR, tổ chức các buổi trò chuyện về sản phẩm mới mà Ngân hàng muốn giới thiệu đến với khách hàng và có thể đăng ký giao dịch ngay nếu khách hàng có nhu cầu.

3.4.5.5. Tăng cường thời hạn vay

- Việc tăng cường thời hạn vay nhằm cạnh tranh với các Ngân hàng khác, đồng thời thu

hút khách hàng về phía mình. Vì thời hạn vay là một trong những yếu tố quyết định sự lựa chọn ngân hàng để vay của khách hàng.

3.4.5.6. Tăng cường khả năng thu thập thông tin của Ngân hàng

- Cần tăng cường khả năng thu thập thông tin của Ngân hàng bằng cách tăng cường quan hệ với các Ngân hàng khác nhằm thu thập thông tin cần thiết về khách hàng, đồng thời nâng cao đào tạo trình độ nghiệp vụ của CBQHKH nhằm có những kiến thức cần thiết để phỏng vấn khách hàng, thu thập được thông tin chính xác, phục vụ cho nhu cầu thẩm định trong công tác cho vay.

- - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần có các văn bản hướng dẫn và định hướng phát triển cụ thể hơn đối với hình thức cho vay mua nhà.

- BIDV cần hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, tổng kết việc thực hiện công văn

số 1342 về Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở để ban hành văn bản hướng dẫn chính thức. Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của NHNN hoặc các sản phẩm cho vay mua nhà mà BIDV chưa triển khai.

- Ngoài ra, BIDV nên tạo điều kiện hỗ trợ để các chi nhánh nói chung và CNSGD2 - BIDV nói riêng tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng đặc biệt là nâng cao kiến thức về lý luận và nghiệp vụ cho vay trong điều kiện mới. Đồng thời BIDV phối hợp với CNSGD2 tổ chức thi tuyển cán bộ, kiểm tra trình độ và phân loại cán bộ tín dụng nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ tín dụng có chất lượng cao, năng động sáng tạo trong cơ chế mới, được đối xử công bằng với trình độ và kiến thức tương ứng. Điều này sẽ tác động đến nhận thức và hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng, từ đó tác động đến hoạt động tín dụng nói chung và quy mô cho vay tiêu dùng nói riêng.

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần xem xét nâng mức cho vay và kéo dài thời hạn cho vay đối với các sản phẩm cho vay mua nhà.

- BIDV cần xem xét, nâng mức cho vay đối với cán bộ công nhân viên tại các địa bàn

là đô thị để Ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc đáp ứng nhu cầu cho vay mua nhà của dân cư, đồng thời cũng tạo điều kiện CNSGD2 mở rộng quy mô cho vay. Mức cho vay hiện tại tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng mua bán/nhận chuyển nhượng/xây dựng, cải tạo, sửa chữa, lãi suất có thể thấp hơn 2%. Thẩm quyền cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng vay theo quy định sản phẩm này tại BIDV là 20.000 triệu đồng. Khi nâng mức cho vay, CNSGD2 có thể tận dụng tốt hơn các cơ hội trong kinh doanh, từ đó hoạt động hiệu quả và có sức cạnh tranh lớn hơn so với các Ngân hàng khác, đem lại lợi nhuận cao hơn cho Chi nhánh.

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần rà soát để xác định đơn giản hóa các thủ tục cho vay tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và đúng pháp luật.

các giấy tờ này không làm ảnh hưởng đến sự chặt chẽ của một bộ hồ sơ vay vốn, đảm bảo cho hoạt động cho vay của Chi nhánh được an toàn với mức rủi ro thấp nhất.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA NHÀ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w