giai đoạn 2012-2017
Trongkhoảng thời gian 6 năm từ năm 2012 đến năm 2017, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động lớn, cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế khi hội nhập quốc tế, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng xấu của khủng hoảng tài chính toàn cầu, những chính sách của Chính phủ hậu khủng hoảng đã góp phần ổn định lại nền kinh tế. Ngành XD cũng giốngnhư các ngành kinh tế khác, đã trải qua một thời kỳ nhiều biến động,
điều này thể hiện rõ nhất trong CTNV của các DNXD tại Việt Nam giai đoạn 2012-2017. Do đặc thù của ngành, các DNXD thông thường sẽ sử dụng nợ vay để thực hiện dự án. Do đó, các DNXD thường sẽ có 1 khoản nợ vay lớn trong tổng nguồn vốn. Các khoản nợ phải trả tăng đều qua các năm, góp phần cho tổng nguồn vốn cũng như tổng tài sản của các DN tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2012 đến 2016, tốc độ tăng của nợ
phải trả của các DNXD thời kỳ này rất ấn tượng với tỷ lệ 16,13%/năm. Điều này chứng tỏ các DNXD đã được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay hơn, đặc biệt có thể
gói kích cầu kinh tế 30.000 tỷ của Chính phủđã tác động phần nào tới việc nới lỏng nợ
vay cho các DNXD. Với sự gia tăng nhanh chóng của các DNXD trong giai đoạn này, vì thế phần vốn góp của chủ sở hữu vào tổng nguồn vốn của các DNXD cũng được cải thiện đáng kể với mức tăng 282.333 tỷđồng trong 6 năm từ 2012-2017.
Hình 4.10. Cấutrúc nguồn vốn của các doanh nghiệp xây dựnggiai đoạn 2012-2017
Nguồn: Tính toán của tác giả
Cấu trúc nguồn vốn là sự kết hợp giữa nợ vay và nguồn VCSH. Nghiên cứu sử
dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản (tổng nguồn vốn) để phản ánh cấu trúc nguồn vốn của các DNXD được nghiên cứu. Tỷ lệ nợ phải trảđo lường bằng tổng giá trị sổ sách của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn (bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu) củaDN.
Cấu trúc nguồn vốn trung bình của các DNXD trong giai đoạn này khá cao, đều trên 60%, tăng trong năm 2013 sau đó có xu hướng giảm nhưng không nhiều, đến năm 2017 chỉ còn 61,89%, đây cũng là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Hình 4.11. Tình hìnhbiến động cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2012-2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xem xét mức độ sử dụng nợ vay của các DNXD phân loại theo quy mô DN có thể thấy một số đặc điểm sau: (i) Cấu trúc nguồn vốn trung bình của toàn bộ DNXD
được nghiên cứu ở mức độ cao, biến động không nhiều và duy trì ở mức 60% đến 65%; (ii) Cấu trúc nguồn vốn của các DN siêu nhỏ ở mức thấp nhất ở khoảng từ 35%
đến 53% điều này cho thấy các DN này rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay; (iii) DN lớn là DN có cấu trúc nguồn vốn cao nhất do tận dụng được lợi thế về quy mô và có cấu trúc nguồn vốn cao hơn cả mức trung bình của ngành và thường duy trì tỷ lệ nợ
trên 71%, (iv) Mặc dù cấu trúc nguồn vốn của toàn ngành có xu hướng giảm từ năm 2013 đến nay nhưng khi xét theo quy mô thì chỉ số này lại tăng giảm không đều qua các năm. Việc duy trì hệ số nợở mức cao khiến tình hình tài chính của các DN này kém lành mạnh. Số vốn vay phần lớn đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án dài hạn trong khi các dự án đang chậm tiến độ khiến các DN không tránh khỏi khó khăn.
Lý giải cho vấn đề về việc cấu trúc nguồn vốn của các DNXD có quy mô nhỏ
thường thấp hơn so với các loại hình DN khác, có thể do các nguyên nhân sau: (1) Quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm và khả năng quản lý còn nhiều hạn chế. Do đó, chất lượng thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp, báo cáo tài chính không đủđộ tin cậy hoặc không qua kiểm toán độc lập nên chưa đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàng hoặc DN cho thuê tài chính. Năng lực sản xuất, kinh doanh của loại hình
doanh nghiệp này cũng còn nhiều hạn chế. Các phương án cho vay doanh nghiệp chứa
đựng nhiều rủi ro và thị trường tiêu thụ chưa ổn định. (2) Đa phần cũng không đủ tài sản để thế chấp. Nếu có thì tính pháp lý vẫn chưa rõ ràng, giá trịđảm bảo thấp. Vì vậy, không đáp ứng được điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng. Trong khi các ngân hàng hiện nay cho vay DN vẫn chủ yếu nhìn vào giá trị tài sản bảo đảm, rất ít hạn mức tín chấp dành cho nhóm khách hàng này. Trên thực tế các DN vừa và nhỏ rất khó để
tiếp cận vốn vay, mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn sẵn có của mình. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện vẫn còn đến 60% doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay. Sở dĩ điều này xảy ra là do các DN nhỏ và vừa thiếu tài sản thế chấp, tình hình tài chính không minh bạch lại trong giai đoạn nợ xấu tăng cao khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã khó tiếp cận ngân hàng lại càng khó khi gõ cửa các ngân hàng, tổ chức tín dụng, dù cầu vốn tăng.
Hình 4.12. Cấutrúc nguồn vốn theo quy mô của các doanh nghiệp xây dựng
giai đoạn 2012-2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xem xét CTNV của các DNNN, DN tư nhân và DN FDI có thể thấy CTNV bình quân của các DNNN luôn duy trì ở mức độ cao hơn mức trung bình. Ngược lại, CTNV của các DN có vốn đầu tư nước ngoài thường duy trì ở mức thấp hơn (trong khoảng 0,453 đến 0,565). Điều này cho thấy các DNNN sử dụng nhiều nợ hơn và có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ở mức cao hơn. Đây cũng là một thực tế khi các DNNN chính là các DN được hưởng nhiều ưu đãi trong khi việc tiếp cận với nguồn vốn tín
dụng, bảo lãnh tín dụng của nhà nước. Các DNNN ưa thích việc sử dụng nguồn vốn vay hơn bởi nếu sử dụng càng nhiều vốn vay thì các DN này lại càng dễđạt được mức hiệu quả cao. Các DNNN nhận được nhiều sự hỗ trợ và hưởng những đặc quyền mà các DN khác không thể có được. DNNN đươc vay vốn không cần thế chấp (khi kinh doanh thu lỗ, vẫn được khoanh nợ, giảm nợ, giãn nợ), được giao đất mà không phải
đóng thuếđất, được giao thực hiện các dự án lớn của nhà nước mà nắm chắc là thu lãi lớn. Tuy nhiên, các DNNN vẫn giữ phong cách và lề lối làm việc cũ, nếu KD có lỗ
cũng đẩy trách nhiệm đó về phía Nhà nước, họ không bị sức ép về trăng trưởng nên có nhiều trường hợp các DNNN sử dụng các công cụ tài chính chưa thựcsự hiệu quả.
Hình 4.13. Cấutrúc nguồn vốn theo loại hình doanh nghiệp
của các doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2012-2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Việc sử dụng nợở mức độ cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp đến HQKD của các DN. Tuy nhiên, chiều hướng và mức độ tác động của nợđến HQKD còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Luận án này tiếp tục đi nghiên cứu thực trạng của CTNV trong mối quan hệ với loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.9. Cấutrúc nguồn vốn của các doanh nghiệp xây dựng theo quy mô doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp Quy mô
doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp
Chung
DNNN DN tư nhân DN FDI
DN siêu nhỏ 0,277 0,397 0,414 0,396 DN nhỏ 0,548 0,508 0,601 0,509 DN vừa 0,699 0,659 0,625 0,661 DN lớn 0,719 0,702 0,688 0,705 Chung 0,496 0,449 0,510 0,450 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bảng 4.9 thể hiện mối quan hệ giữa CTNV với quy mô DN và loại hình DN. Một điều có thể nhận thấy rõ ràng là dù ở loại hình DN nào đi chăng nữa thì DN lớn vẫn có hệ số nợ cao nhất và DN siêu nhỏ và nhỏ sẽ khó tiếp cận với vốn vay hơn cả. Theo lý thuyết M&M điều chỉnh của Modigliani và Miller (1963) khi cho rằng DN sẽ có lợi khi sử dụng nhiều nợ nhờ tác dụng của lá chắn thuế. Tuy nhiên, trong lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976) và Jensen (1986) lại tranh luận rằng nếu sử dụng nợ vay quá cao sẽ làm cho lợi ích của nợ vay vượt quá chi phí sử dụng nợ, bao gồm chi phí đại diện của nợ vay và rủi ro tài chính thì có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến HQKD. Trên thực tế khi sử dụng nợ vay sẽ có một số ưu điểm mà các doanh nghiệp thường sử dụng đó là: Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho VCSH đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Trong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sở
hữu phải bịđánh thuế. Theo nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay VCSH bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên.
Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là nợ thường rẻ hơn VCSH. Nói đơn giản là lãi suất ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều so với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như giá trị của DN. Tuy vậy, DN không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sở hữu. Khi đó DN sẽ rơi vào tình trạng tài chính không lành mạnh, và dẫn đến nhữngrủi ro khác.
Như vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng các DNXD trong giai đoạn 2012-2017 có cấu trúc nguồn vốn ở mức khá cao, nhiều DN có cấu trúc nguồn vốn rất cao với giá trị trên 0,7. Việc duy trì cấu trúc nguồn vốn ở mức cao chứng tỏ năng
lực tự chủ tài chính của các DN còn hạn chế, DN phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài trợ từ bên ngoài, thông qua vay nợ. Trong số các DN được nghiên cứu, các DN có quy mô lớn thường có mức độ sử dụng nợ hợp lý hơn, có khả năng kiểm soát nợ tốt hơn các DN còn lại. Điều này cũng góp phần giúp các DN có quy mô lớn giảm thiểu
ảnh hưởng bất lợi do suy thoái kinh tế nặng nềđặc biệt vào năm 2012 và 2013. Xét cụ thể cấu trúc nguồn vốn của một số các DNXD trong mẫu phỏng vấn, tác giả cũng nhận thấy có sự chênh lệch tương đối nhiều giữa các nhóm doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hệ số nợ cao nhất là Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 là 0,874 lần trong khi đó doanh nghiệp có hệ số nợ thấp nhất là Công ty Cổ phần Xuân Trường 18 chỉ là 0,134 lần.
Bảng 4.10. Hệ số nợ trung bình của một số doanh nghiệp xây dựng trong mẫu nghiên cứu
STT Tên công ty trung bình (lần) Hệ số nợ
Các công ty có hệ số nợ trung bình cao
1 Công ty Cổ phần Tasco 0,672 2 Tổng Công ty Cầu Thăng Long - CTCP 0,713 3 Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Trường 0,63 4 Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 0,874
Các công ty có hệ số nợ trung bình thấp
1 Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Chiến Thắng 0,256 2 Công ty Cổ phần Xuân Trường 18 0,134 3 Công ty Cổ phần Sông Đà 10 0,294
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu báo cáo tài chính
4.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng Việt
Nam trong giai đoạn 2012-2017
HQKD được thể hiện qua các chỉ tiêu lợi nhận và tỷ suất lợi nhuận của DN.
Đây là nhân tố có mối quan hệ trực tiếp với CTTC của DN. Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng, nếu một DN có HQKD cao thường ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội sinh từ lợi nhuận giữ lại để tài trợ vốn trược khi phát hành trái phiếu và cuối cùng là cổ phiếu khi cần thiết. Để đánh giá HQKD trong ngành XD ta đi xem xét kết quả