9. Công ước quố ct về bảo vệ tất cả mọi người khi sự bin mất bị cưỡng ch (ICCPED)
2.2. Tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con ngƣờ
bảo đảm quyền con ngƣời
Trong thập kỷ qua, cộng đồng quốc tế đã có những tiến bộ đáng kể trong việc kiểm tra và làm rõ mối liên hệ giữa các doanh nghiệp và nhân quyền. Nhiều sáng kiến tự nguyện đã được các công ty, cơ quan công nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan liên chính phủ và các nhóm có liên quan khác nhau xây dựng. Các sáng kiến bao gồmcác nguyên tắc tự nguyện và quy tắc ứng xử, các quy trình giám sát và báo cáo và các chỉ số báo cáo có trách nhiệm với xã hội. Trong những sáng kiến như vậy, hàng trăm doanh nghiệp trên toàn thế giới đã công khai cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền cụ thể.
46
Tiêu chí đánh giáthực hiện TNXH của DN gồm 2 loại: Tiêu chuẩn định tính
và tiêu chuẩn định lượng. Trong đó, tiêu chuẩn định lượng là tiêu chuẩn có thể đo lường bằng con số tuyệt đối hoặc tương đối (tỷ lệ %); Tiêu chuẩn định tính là những tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá các vấn đề không thể được lượng hoá bằng các con số được như: thái độ, mức độ hài lòng, động cơ, quan điểm, nhận thức… Để đánh giá việc đạt được mục tiêu trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp, việc đo lường có thể được thực hiện đốivới một số lĩnh vực
Tiêu chí đánh giá thực hiện TNXH của DN được xác định dựa trên cơ sở yêu cầu pháp luật, các quy định trong các bộ quy tắc ứng xử hay bộ tiêu chuẩn thực hiện TNXH mà doanh nghiệp áp dụng và các yêu cầu khác mà doanh nghiệp đề ra. Các tiêu chuẩn này phải đảm bảo gắn với mục tiêu, phải xuất phát từ mục tiêu; gắn với dấu hiệu thường xuyên; gắn với sự quan sát tổng hợp và phải gắn với trách nhiệm người thực hiện. Trong đó các tiêu chí đánh giá này phải phản ánh được kết quả thực hiện mục tiêu của TNXH của DN mà doanh nghiệp đã đề ra ngay từ đầu. Đồng thời các tiêu chí này phải gắn với thành tích của các cá nhân và tổ chức cụ thể. Đặc biệt khi doanh nghiệp gắn kết chiến lược kinh doanh với TNXH của DN thì cần phải đưa ra các chỉ tiêu đánh giá thực hiện TNXH của DN vào trong bộ chỉ số đánh giá thành tích (KPIs) của người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là của nhà quản trị các cấp.
Liên quan đến tiêu chí đánh giá TNXH của DN, dường như chỉ có sự thống nhất chung về nguyên tắc. Trên thực tế, có rất nhiều cơ quan, tổ chức đưa ra các sáng kiến về tiêu chí để đánh giá TNXH của DN trong bảo đảm QCN3.
3
Ở cấp độ quốc tế,một số công cụ đã được áp dụng trong thập niên 70 như Hướng dẫn của OECD (Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế) dành cho Doanh nghiệp đa quốc gia hoặc Tuyên bố ba bên của Tổ chức Lao động Quốc tế về các doanh nghiệp đa quốc gia và Chính sách xã hội (Tuyên bố MNE). Ngoài các sáng kiến được đưa ra bởi các tổ chức quốc tế trong thập niên 80 như Tuyên bố về Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc (ILO); Tuyên bố ba bên về các nguyên tắc liên quan đến các doanh nghiệp đa quốc gia và Chính sách xã hội (ILO) và Bộ luật quốc tế của WHO / UNICEF, còn có các công cụ hiệu quả bao gồm hướng dẫn và tuyên bố về nguyên tắc, và hệ thống công nhận về trách nhiệm như: Các sáng kiến toàn cầu của Liên hợp quốc (Global Compact), Dự thảo định
mức về trách nhiệm của các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp kinh doanh khác liên quan đếnquyền
con người (UN Norms), Sách xanh của Liên minh châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Green Paper), Nguyên tắc OECD dành cho doanh nghiệp đa quốc gia 22 (Nguyên tắc OECD), Bộ luật cơ sở sáng kiến giao dịch đạo đức' (ETI), Nguyên tắc nhân quyền của Tổ chức Ân xá Quốc tế đối với các công ty (Nguyên tắc AI), Nguyên tắc Sullivan toàn cầu về trách nhiệm xã hội (Nguyên tắc Sullivan), Trách nhiệm xã hội 8000
47