Yếu tố kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 85)

9. Công ước quố ct về bảo vệ tất cả mọi người khi sự bin mất bị cưỡng ch (ICCPED)

2.4.3. Yếu tố kinh tế xã hộ

Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến TNXH của DN trong bảo đảm QCN là một phổ rộng gồmnhiều yêu cầu, trong đó biểu hiện rõ nét nhất là trình độ phát triển của nền kinh tế bộc lộ qua các chỉ số đánh giá mức độ tăng trưởng, mức độ thu hẹp sự chênh lệch giàu nghèo, mức độ ổn định của chu kỳ tăng trưởng, mức độ an toàn của môi trường kinh tế đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, mức độ kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội… Các yêu cầu này càng đạt được ở trình độ cao thì càng tạo ra cơ sở vật chất thuận lợi cho khả năng biến ý thức tự giác và các quyết tâm của nhà nước và doanh nghiệp trong thực hiện TNXH của DN trong bảo đảm QCN thành hiện thực. Mặc dù, giữa phát triển kinh tế với thực thi TNXH của DN trong bảo đảm QCN không phải lúc nào cũng là một tương quan thuận chiều, bởi trên thực tế, có những quốc gia đạt được trình độ phát triển và mức độ tăng trưởng kinh tế cao hoặc có những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh rất tốt nhưng nghĩa vụ thực thi TNXH trong bảo đảm QCN vẫn có nhiều vi phạm. Như vậy, thiếu nền

75

tảng kinh tế, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong bảo đảm QCN dễ rơi vào trạng thái hình thức nhưng chính việc thực hiện tốt các nghĩa vụ của doanh nghiệp thông qua sự vận hành của cơ chế pháp lý vận hành lại mang lại cơ hội cho nền kinh tế nói chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng đạt được hiệu quả phát triển bền vững. Trên thực tế, với cách hiểu là “sự phát triển đáp ứng được nh ng yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các th hệ mai sau" (cách hiểu của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc) phát triển bền vững hiện nay không còn là một tùy chọn mà trở thành điều kiện sống còn không những đối với quốc gia mà còn đối với doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã nhận ra ưu thế và thụ hưởng lợi ích kinh doanh nhờ chính sách năng lượng sạch và đầu tư phát triển công nghệ bảo vệ môi trường, chủ động đề ra và thực hiện các chiến lược TNXH của DN tích hợp hoạt động xã hội với ngành kinh doanh cốt lõi trong bối cảnh khách hàng và các đối tác có liên quan ngày càng quan tâm đến các tác động xã hội và môi trường của doanh nghiệp. TNXH của DN ngày nay trở thành công cụ tốt nhất để tiếp cận và giải quyết vấn đề phát triển bền vững thông qua các nội dung bảo vệ QCN và bảo vệ môi trường.

Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN đòi hỏi một số chuẩn mực nhất định của văn hóa, trước hết là những chuẩn mực liên quan đến trình độ nhận thức và hiểu biết về QCN, mức độ phổ biến của QCN, mức độ sẵn sàng đối với việc thực thi nhân quyền, năng lực vận dụng công cụ pháp luật bảo vệ các QCN, năng lực tiếp cận dựa trên quyền, năng lực kết hợp thực hiện quyền với việc giải quyết các vấn đề diễn ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp… Trên thực tế, trình độ dân trí nói chung, văn hóa nhân quyền nói riêng là điều kiện tinh thần rất quan trọng quyết định mức độ thực thi TNXH của DN trong bảo đảm QCN. Sự thiếu vắng hoặc hạn chế trong hiểu biết và năng lực vận dụng QCN sẽ trở thành rào cản làm vô hiệu hóa ở các chừng mực khác nhau đối với cả luật pháp, cả những quyết tâm chính trị của nhà nước và tinh thần tự giác, tự nguyện của doanh nghiệp trong thực hiện TNXH của DN. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chờ đợi có đủ trình độ dân trí mới thực hiện TNXH của DN trong đảm bảo QCN. Về mặt phương pháp, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện được TNXH của mình ngay cả khi có thể dân trí chưa cao. Quá trình thực hiện TNXH của DN trong bảo đảm QCN cũng chính là quá trình nâng cao dân trí, văn hóa nhân

76

quyền trong xã hội cũng như trong từng doanh nghiệp.

Ở bình diện rộng lớn hơn, yếu tố xã hội để thực hiện TNXH của DN chính là một xã hội cởi mở, dân chủ, minh bạch của hợp thể các công dân tự do, công dân trưởng thành - công dân có tính tích cực chính trị, tính tích cực công dân. Điều này cũng liên quan đến việc thừa nhận và đề cao mang tính khích lệ việc thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN.

Ngoài các yếu tố xã hội nói trên, các đặc thù về lịch sử, dân tộc, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán cũng có vai trò nhất định tác động, ảnh hưởng đến từng bộ phận hay toàn thể cơ chế pháp lý thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN. Sự phù hợp đó có ý nghĩa tạo ra sự đồng bộ, thống nhất giữa thể chế và thiết chế, giữa nội dung, phương thức và các điều kiện bảo đảm để tiếp tục nâng cao TNXH của DN trong bảo đảm QCN.

77

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Kể từ thập niên 1960,TNXH của DN đã thu hút sự chú ý của khá nhiều các doanh nghiệp và các cá nhân liên quan. Nhiều định nghĩa về TNXH của DN đã được đưa ra nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được sự thống nhất. Tương tự, cấu trúc nội hàm và các tiêu chí đánh giá TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN vẫn còn đang có nhiều tranh luận dưới ảnh hưởng của các cách tiếp cận khác nhau. Mặc dù vậy, điểm thống nhất chung cho rằng, TNXH của DN chính là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, kinh doanh làm sao có được lợi ích cho doanh nghiệp, cho xã hội, nhưng phải đảm bảo sự phát triển bền vững vì mục tiêu kinh tế, xã hội và bảo đảm môi trường, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của con người.

TNXH của DN trong bảo đảm QCN có những điểm đặc thù và vai trò riêng biệt. Về mặt cấu trúc, TNXH của DN trong bảo đảm QCN bao gồm nhiều bộ phận cấu thành nhưng trách nhiệm pháp lý ngày càng trở nên quan trọng và chiếm vị trí chủ đạo. Chính vì vậy, điều chỉnh pháp luật đối với TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN trở thành nhu cầu cấp thiết ở mọi quốc gia trong thế giới đương đại.

Mô hình điều chỉnh pháp luật đối với TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở các quốc gia khác nhau có sự khác biệt do tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trên những nét căn bản, khung pháp luật điều chỉnh TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN phải bao gồm sự điều chỉnh đối với phạm vi và đối tượng TNXH của DN trong bảo đảm QCN; các nguyên tắc thực hiện TNXH của DN trong bảo đảm QCN; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo đảm QCN; quản lý nhà nước đối với TNXH của DN trong bảo đảm QCN. Sự điều chỉnh pháp luật phải thể hiện dưới hình thức lồng ghép trong các văn bản pháp luật hoặc ban hành văn bản riêng biệt nhưng đều phải mang tính pháp điển cao và đáp ứng yêu cầu về tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy định pháp luật liên quan.

Tính hiệu quả của việc thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là các yếu tố liên quan đến nhận thức của các chủ thể, đến mức độ hoàn thiện của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, đến trình độ phát triển kinh tế và các điều kiện xã hội khác. Quá trình tạo lập các yếu tố này là quá trình lâu dài mà mỗi bước tiến đều đem lại những tác động thúc đẩy hiệu quả thực thi TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở mỗi quốc gia.

78

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)