Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 111 - 114)

T hứ ba, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, làng nghề.

3.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân

Cùng với tiến trình Đổi mới từ năm 1986 và hội nhập quốc tế, trong hơn 3 thập kỷ vừa qua, nền kinh tế của Việt Nam phát triển rất nhanh chóng. Số lượng doanh nghiệp, cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam ngày nhiều, tạo ra sức mạnh ngày càng tăng cho nền

105

kinh tếquốc dân và góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội, cảithiện đángkể đời sốngvậtchất và tinh thầncủangười dân Việt Nam.

Dù vậy, nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá cũng đặt ra ngày càng nhiều hơn những yêu cầu với các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Việc tham gia “sân chơi của toàn cầu hoá đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ các “luật chơi của thương mạiquốc tế, trong đó có những quy tắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Khoảng hai thập niên gần đây ở Việt Nam, bên cạnh các chủ đề truyền thống như “đạo đức kinh doanh , chủ đề “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bắt đầu được đề cập và phổ biến trong xã hội và trong cộng đồng kinh doanh, ngày càng thu hút sự quan tâm của dư luận. Mộtsố tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam đã thành lập Mạng lưới Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đã biên soạn, phổ biến các tài liệu để vận động, thúc đẩy vấn đề này. Trong cộng đồng học thuật, ngày càng có nhiều nghiên cứu được công bố về TNXH của DN, trong đó có một số hội thảo về chủ đề này đã được tổ chức, tiêu biểu là Hội thảo quốctế“Kinh doanh và quyền con người do Viện Hàn lâm Khoa học xã hộiViệt Nam (VASS) phối hợp với Trung tâm Nhân quyền Na Uy tổ chức vào tháng 6/2013, hoặc Hộithảo ASEM về nhân quyềnlầnthứ 14 (tháng 11/2014) đượctổchứctại Hà Nộivới chủđề“Quyền con người và kinh doanh (Human Rights and Business).

Việc nhà nước Việt Nam đã gia nhập nhiều điều ước quốc tế về quyền con người (7/9 điều ước quốc tế cốt lõi về nhân quyền) và về lao động (hơn 20 công ước của ILO) đặt ra những yêu cầu với việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và lao động – mà là trọng tâm của phạm trù trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Tấtcảnhữngđiều trên đã thúc đẩy các tổchứccủa doanh nghiệp, tiêu biểu là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thực hiện các chương trình và hoạtđộngnhằm thúc đẩy trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp.Cụthể, VCCI đã phối hợpvới mộtsố cơ quan, tổchức phát động và trao “Giảithưởng Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp hàng năm, trong khi Phòng thươngmại, thươngvụ của một sốquốc gia như Hoa Kỳ (AmCham), Hàn Quốc(KOTRA)…cũngtổchứcđánh giá, trao giải Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnhđó,mộtsố doanh nghiệpViệt Nam đãbắtđầu chủđộng công bố báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của đơn vị mình. Mặc dù vậy, xét chung, vấn đề TNXH của DN vẫn còn khá mớimẻ vớinhiều doanh nghiệp ởViệt

106

Nam, vì thế cần có sự quan tâm nhiều hơn từ các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội cũng như giới học thuật để tăng cường nhận thức của xã hội,giới doanh nhân, cũng như để hoàn thiện hơn khuôn khổ pháp lý, thể chế ràng buộc trách nhiệmcủa doanh nghiệpđốivới các quyền con người.

Xét về khung pháp luật, ngay từ khi bắt đầu quá trình Đổi mới, pháp luật Việt Nam đã có một số quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp liên quan đến việc bảo đảm các quyền căn bản của con người. Phần lớn các quy định này nằm trong các văn bản pháp luật của ngành luật kinh doanh (trước đây gọi là luật kinh tế), cụ thể như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987), Luật Công ty (1990), Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), Bộ luật Lao động 1994…Trong các văn bản pháp luật này, việc bảo đảm quyền lợi của người lao động, tôn trọng quyền của tổ chức công đoàn, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa... đã được quy định cụ thể. Những quy định này sau đó được kế thừa và phát triển trong các đạo luật về sau, mà hiện nay quan trọng nhất là Bộ luật Lao động 2019, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật bảo vệ môi trường 2020. Các đạo luật này đã đềcập đầy đủ và hợp lý hơn cảvề các quyền con người và các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với việc bảo đảm các quyền con người trong hoạt động kinh doanh, trong đó đặc biệt là trong các vấn đề lao động và môi trường. Những nghĩa vụ chính của doanh nghiệp đượcđề cập trong các đạo luật này bao gồm:Phải bảođảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; thựchiệnchế độbảo hiểm xã hội,bảo hiểmthất nghiệp,bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật...;Phải tuân thủ quy địnhcủa pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới,bảo vệ tài nguyên, môi trường,bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; Phải thựchiện nghĩavụ vềđạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền,lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng…

Bên cạnh các đạo luật nêu trên, còn có nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhưLuậtBảohiểm xã hội,Luật An toàn, vệ sinh lao động;LuậtBảovệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Cạnh tranh, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật,LuậtChất lượng sảnphẩm, LuậtVệ sinh an toàn thực phẩm,Luật Quảng cáo …trong đó chi tiết hóa các nghĩa vụ đã nêu trên của doanh nghiệp, đồng thời bổ

107

sung một số nghĩa vụ khác mà doanh nghiệp phải thực thi như về lao động, môi trường, tài nguyên, thu hồi đất,bảo vệ quyền của người tiêu dùng...Nhiều nghĩa vụ thểhiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũngđượcđề cập trong các hiệpđịnh thương mại đa phương, song phương mà Việt Nam đã ký kết kể từ khi Đổi mới, trong đó bao gồm các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới vừa được phê chuẩn trong hai nămvừa qua (CPTPP, EVFTA, RCEP).

Xét chung, pháp luật Việt Nam quy định ba loại trách nhiệm chính đối với các chủ thể vi phạm pháp luật nói chung, trong đó bao gồm vi phạmvề TNXH của DN, đó là: trách nhiệmbồi thường dân sự (theo quy định củaBộluật Dân sự), trách nhiệm hành chính (theo Luật Xử lý vi phạm hành chính) và trách nhiệm hình sự (theo quy định của Bộ luật Hình sự).Gần đây, pháp luật Việt Nam đã có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017) tuy mới chỉ giới hạn trong số 31 tội danh thuộc hai nhóm tội phạm về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và về môi trường. Thêm vào đó, nguyên tắc về bồi thường thiệt hại môi trường (nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền - Polluter Pays Principle - PP) đãđược quy định tạiLuật Bảo vệ môi trường 2020, góp phầnđảmbảosự công bằng trong việc khai thác, sửdụng và bảovệ môi trường.Đặc biệt, môi trường chính sách vận hành quan hệ lao động ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Nhìn về tiêu chí nội dung, hệ thống các văn bản pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ trong QHLĐ bao gồm các quy định về việc hình thành, xác lập QHLĐ cơ bản phù hợp với yêu cầu thực tế và quy luật của kinh tế thị trường, chủ yếu thông qua việc đàm phán, thương lượng và thoả thuận của chính các bên tham gia theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng lợi ích của các bên thông qua HĐLĐ cá nhân đối với QHLĐ cá nhân và TƯLĐTT đối với QHLĐ tập thể [11].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)