1. 3 Vài nét về địa phương huyện Quảng Xương
2.2.5 Đánh giá kết quả khảo sát
Qua việc khảo sát cho chúng tôi thấy được, ở lứa tuổi mẫu giáo 4 - 5 tuổi trẻ vẫn còn mắc lỗi khi phát âm
* Lỗi thanh điệu
Thanh điệu là độ trầm, bổng của giọng nói trong 1 âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ thành hình vị.
Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp. Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âm điệu không gãy ở giữa. Vì vậy sẽ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc
Dù chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu thanh hỏi không diễn ra đột ngột như thanh ngã, quá trình phát âm kéo dài trở thành khó đối với trẻ nhỏ có hơi thở ngắn.Khi phát âm trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy,điều này làm cho thanh hỏi ở trẻ đồng nhất với thanh nặng
Ví dụ : phát âm Quả thành Quạ , Củ thành Cụ
Đến hết tuổi mẫu giáo lỗi sai về hai thanh này gần như được khắc phục hoàn toàn.
* Lỗi phụ âm đầu
- Trẻ thường hay nói lẫn lộn giữa : l và n + l - n : tiền lương - tiền nương
+ n - l : trời nóng - trời lóng
+ Lẫn lộn cả hai n và l : nón lá - lón ná ; nên làm - lên nàm - Trẻ thường lẫn lộn giữa kh - h ;g - h; c - t
Ví dụ: Quả khế - quả hế ; Con gà - con hà ; quả cà - quả tà. -Trẻ thường lẫn lộn giữa p - b , r - d , gi - d
Ví dụ : đèn pin - đèn bin, con rùa - con dùa, cô giáo - cô dáo * Lỗi âm đệm
Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm chính.Vì thế âm đệm thường bị trẻ bỏ qua
Ví dụ trẻ phát âm quả quất - cả cất ; hoa quả - ha cả * Lỗi âm chính
Lỗi về âm chính tập trung vào việc trẻ phát âm nguyên âm đôi này thành nguyên âm đôi kia
Ví dụ : trẻ phát âm con hươu - con hiêu; hiểu - hĩu , quả chuối - quả chúi ,... * Lỗi âm cuối
Trong phụ âm đứng làm âm cuối thì những cặp ch và nh trẻ phát âm thành t và n
Ví dụ : Cây xanh - cây xăn , trách nhiệm - trát nhịm , anh chị - ăn chệ
Qua điều tra về thực trạng lỗi phát âm của trẻ tại ba trường mầm non. Có thể thấy rõ, học sinh mẫu giáo nhỡ ở cả ba trường dù có đặc điểm khác nhau về
điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, đặc trưng trường lớp thì trẻ đều mắc phải những lỗi phát âm nhất định, có những lỗi trẻ mắc với tỉ lệ cao. Chúng tôi thấy có các nguyên nhân sau:
- Trẻ 4 - 5 tuổi đang trong giai đoạn phát triển dần dần, nâng cấp lên phát triển toàn diện, bộ máy phát âm của trẻ cơ bản là hoàn thiện. Trẻ có thể phát âm chính xác các âm vị, thanh điệu của tiếng mẹ đẻ, trẻ nói được tương đối lưu loát, biểu cảm về mặt ngữ pháp. Hầu hết các mẫu câu tiếng Việt trẻ đều sử dụng được. Tuy nhiên với độ khó của các phụ âm, nguyên âm và các thanh điệu trẻ đã mắc phải những lỗi phát âm nhất định.
- Do trẻ quá nhút nhát: lúc đầu trẻ mới học nói nên phát âm sai nhiều từ nhưng do mọi người cười và chê nên trẻ rất ngại ở những lần giao tiếp sau. Hoặc sau khi giao tiếp xong trẻ mất bình tĩnh dẫn tới việc diễn đạt câu nói không mạch lạc, hay nói lắp và phát âm sai nhiều hơn.
- Do đặc điểm tâm lí thời điểm độ tuổi của trẻ rất thích học hỏi, bắt chước và có thể bắt chước rất nhanh nếu bé thích. Vì vậy môi trường sống của trẻ ảnh hưởng rất nhiều. Chỉ cần trong môi trưởng sống của trẻ có người phát âm sai hoặc dùng từ không đúng thì trẻ có thể học theo ngay.
- Do bệnh lí:
+ Do trẻ bi sứt môi hoặc hở hàm ếch: gây rối loạn phát âm, thậm chí rối loạn nghiêm trọng tới mức ngôn ngữ của trẻ nghe rất khó hiểu; rối loạn âm sắc của giọng nói, không còn có sự khác biệt giữa các âm mũi và âm không mũi.
+ Do trẻ bị dính thắng lưỡi (dây thắng lưỡi ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của đầu lưỡi): gây phát âm khó và giọng nói ngọng.
+ Do trẻ bị bại não, viêm não, gập các dây thần kinh ngoại biên điều khiển cơ quan phát âm: gây căng cứng các bộ phận phát âm như miệng, lưỡi, hàm… kéo theo sự co cứng của các cơ ở mặt, vai, cổ và tứ chi khiến trẻ khó phát âm.
+ Do trẻ bị mắc tật câm điếc ở mức độ nhẹ và vừa: trẻ không nghe rõ, không nghe đủ tiếng nói nên thường nói ngọng, phát âm sai nhiều, đặc biệt là những từ khó.
- Do tập quán địa phương hoặc do trẻ nghe chưa chính xác từ được nghe nên trẻ phát âm sai. Trong gia đình trẻ có người phát âm sai rồi từ đó thành thói quen đối với trẻ
+ Trường Mầm non Quảng Nham là nơi tập trung dân cư đông đúc, kinh tế - xã hội phát triển nên ở đây tập trung rất nhiều thành phần dân cư ở khắp mọi nơi, mỗi địa phương lại có những lỗi phát âm nhất định, mặc dù phụ huynh trẻ làm công chức cao nhưng vẫn mắc lỗi phát âm không thể sửa do đã thành thói quen vì thế trẻ cũng mắc lỗi theo.
+ Trường Mầm non Quảng Thạch là trường đóng ở địa bàn dân cư đông thuộc một phường của thành phố nhưng không phải là trung tâm của Thành phố mà ở gần cuối thành phố. Phụ huynh trẻ thuộc nhiều thành phần nhưng công chức nhà nước chỉ chiếm một số lượng ít còn đại đa số là công nhân và ở nhà buôn bán. Địa bàn thuộc xã Quảng Thạch vẫn còn tồn tại một số lỗi phát âm nhất định. Phụ huynh trẻ không hay để ý đến những lỗi phát âm sai để sửa cho trẻ vì chính bản thân mình cũng mắc lỗi
. + Trường Mầm non Quảng Thái. Đây là một trường mầm non của xã Quảng Thái. Đây là nơi dân cư mắc rất nhiều lỗi phát âm. Đại đa số phụ huynh trẻ làm nghề nông và đi công nhân nên không để ý đến lỗi phát âm của trẻ. Và đây là môi trường trẻ rất khó sửa lỗi phát âm. Cô giáo trực tiếp đứng lớp dạy trẻ cũng là những người dân sinh sống trong vùng. Cô giáo cũng mắc những lỗi phát âm sai nên dạy trẻ phát âm đúng là rất khó.
- Song song với những nguyên nhân ở trên một nguyên nhân nữa khiến trẻ phát âm sai là do chưa thường xuyên tập và sửa lỗi phát âm đúng cho trẻ ở cả gia đình và giáo viên trực tiếp dạy trẻ. Bố mẹ trẻ bận công việc làm ăn nên chưa chú ý, đến việc phát âm của con cái. Bố mẹ trẻ chỉ hỏi trẻ hôm nay trên lớp con được học gì hoặc cô giáo dạy bài thơ, bài hát gì mới. Có nhiều phụ huynh cho rằng việc trẻ phát âm sai là chuyện bình thường. Còn đối với giáo viên, trong suốt thời kì tìm hiểu để làm khóa luận này, chúng tôi thấy giáo viên chỉ chú ý đến việc phát âm và sửa lỗi cho trẻ trong khoảng 1 đến 2 phút cuối giờ trong môn phát triển ngôn ngữ, còn ngoài tiết học thì không có hình thức sửa lỗi phát
âm nào cho trẻ. Có trường các cô còn không để ý đến việc sửa lỗi phát âm cho trẻ vì chính cô giáo cũng mắc phải những lỗi phát âm nhất định. Cũng có những giáo viên chú ý sửa lỗi phát âm cho trẻ nhưng không thường xuyên, liên tục nên dù có sửa lỗi phát âm cho trẻ cũng không đem lại hiệu quả.
Từ bảng 4 : Bảng tổng kết tình hình phát âm đúng của trẻ 4 - 5 tuổi ở 3 trường mầm non ven biển huyện Quảng Xương, ta có thể thấy được thực trạng phát âm đúng của trẻ ở mỗi trường
* Thanh điệu
Ta có thể thấy trẻ ở cả ba trường đều ít mắc lỗi về thanh điệu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ phát âm sai. Cụ thể là: Đối với lỗi phát âm thanh ngã và thanh sắc, trẻ ở lớp 4 - 5 tuổi trường mầm non Quảng Nham phát âm đúng nhiều nhất; Trường Mầm non Quảng Nham phát âm sai 6,67%; trẻ ở trường Mầm non Quảng Thạch phát âm sai 8,9% và trẻ ở trường Mầm non Quảng Thái phát âm sai tới 30%. Đối với lỗi phát âm thanh hỏi (’) thành thanh nặng (.), trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham và Trường Mầm non Quảng Thái không trường hợp nào phát âm sai, còn trẻ ở trường mầm non Quảng Thạch phát âm sai 1,8 %.
* Âm đầu
Dựa vào bảng thống kê số liệu trên ta thấy trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm đúng nhiều hơn hẳn so với hai trường kia.
Cụ thể:
+ Với âm l thành n: Trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm đúng 98,3%; Trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch phát âm đúng 82,1% và trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thái phát âm đúng có 32,5%.
+ Với âm n thành l: Trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm sai 1,75; trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch phát âm sai 26,8% và trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thái phát âm sai 62,5%
Đối với âm đệm trẻ phát âm là ít sai nhất tuy nhiên chỉ có trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch là đúng 100%, còn trẻ ở hai trường còn lại vẫn còn những trường hợp phát âm sai.
* Âm chính
Qua bảng số liệu trên ta thấy rõ trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham là mắc phải lỗi âm chính ít nhất, còn hai trường còn lại vẫn còn nhiều học sinh mắc phải lỗi âm chính.
Cụ thể:
+ Đối với âm ươ: trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm sai 25%; trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch phát âm sai 35,8% và trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thái phát âm sai 65%
+ Đối với âm ư: trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm sai 33,4%; trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch phát âm sai 39,3% và trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thái phát âm sai 81,5%
+ Đối với âm uô: trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm sai 0%; trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch phát âm sai 0%và trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thái phát âm sai 0%
+ Đối với âm yê: trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm sai 0%; trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch phát âm sai 53,6% và trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thái phát âm sai 100%
+ Đối với âm e thành e dẹt: trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm sai 0%; trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch phát âm sai 17,9% và trẻ ở trường Mầm non Quảng Thái phát âm sai 50%
+ Đối với âm o thành oo: trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm sai 0%; trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch phát âm sai 0% và trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thái phát âm sai 0%.
* Âm cuối
Hầu như ở các trường đều có trẻ mắc phải lỗi sai về âm cuối nhưng mắc lỗi ít hơn ở các âm khác. Cụ thể:
+ Đối với âm ch: trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm sai 0%; trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch phát âm sai 3,6% và trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thái phát âm sai 0%.
+ Đối với âm nh: trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm sai 3,3%; trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch phát âm sai 0% và trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thái phát âm sai 5%. 57
+ Đối với âm n: trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm sai 0%; trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch phát âm sai 1,8% và trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thái phát âm sai 35%.
+ Đối với âm m: trẻ ở Trường Mầm non Quảng Nham phát âm sai 1,7%; trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thạch phát âm sai 3,3% và trẻ ở Trường Mầm non Quảng Thái phát âm sai 30%. Nhìn chung âm đệm và âm cuối trẻ phát âm tương đối chuẩn nên ít phải sửa chữa. Tuy nhiên với thanh điệu, âm đầu và âm chính chúng ta phải chỉnh sửa cho trẻ nhiều hơn, đặc biệt với trẻ trường Mầm non Quảng Thái.
Nhìn chung qua bảng khảo sát kết quả, thì cả ba trường mầm non cùng Ven biển có học sinh 4-5 tuổi có khả năng phát âm đang còn mắc lỗi nhiều do tiếng mẹ đẻ của từng vùng miền có đặc điểm riêng và mang giá trị khác nhau. Nên trẻ ở đâu thì mang âm hưởng và tiếng nói của mình tại nơi mình ở và sinh sống và mỗi trẻ ở từng vùng miền có khả năng cách âm đặc trưng ,do vậy mà tôi đã cố gắng đề ra một số biện pháp để giúp trẻ có cần nào rèn luyện khả năng phát âm của mình được tốt hơn.