- Trang trí phông chính : 150.000 đồng
- Giấy dán + Băng dính kẻ sân + Vòng nguyệt quế: 300.000 đồng - Phần thưởng học sinh đạt giải nhất: 50.0000 đồng
- Phần thưởng cho 3 khán giả: 30.000 đồng
Ghi chú: Giáo viên chủ nhiệm thông báo cho HS thực hiện đúng theo chươngtrình. Trên đây là kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa của Trường THPT Lương Thế Vinh. Đây là hoạt động vừa vui chơi vừa bổ sung kiến thức rất bổ ích cho các em học sinh. Yêu cầu các thành viên có liên quan trong hoạt động phối hợp thực hiện tốt kế hoạch này.
Ban tổ chức
* Trong buổi sinh hoạt ngoại khóa, các em được phổ biến kiến thức về sức khỏe sinh sản, giới tính, tình bạn, tình yêu, tình dục an toàn, trách nhiệm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đồng thời, các em cũng tự tin chia sẻ những kiến thức với bạn bè đồng trang lứa, mạnh dạn đặt câu hỏi với ông bà, cha mẹ, anh chị hay thầy cô các thắc mắc liên quan đến chăm sóc chăm sóc sức khỏe sinh sản.
3.3 Làm tốt công tác tư vấn tâm lí học đường
- Xây dựng các phòng tư vấn tâm lí trong nhà trường, phối hợp với GVCN, đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh.
+ Tư vấn cho các em tham gia vào các diễn đàn do Đoàn thanh niên tổ chức để bản thân có cơ hội chiếm lĩnh kiến thức và trải nghiệm cuộc sống, tham gia các
hoạt động ngoại khóa ở nhà trường chính là sân chơi bổ ích giúp các em có cơ hội làm quen với các bạn cùng trang lứa. Đồng thời cũng là nơi các em được thể hiện bản thân và rèn luyện kĩ năng sống
+ Tư vấn cho các em khai thác và sử dụng mặt tích cực của mạng xã hội cài đặt phần mềm thời gian sử dụng điện thoại để biết dừng đúng thời điểm.
+ Tư vấn cho các em khi sử dụng mạng Facebook hạn chế tối đa việc kết thêm nhiều bạn lạ và tham gia vào những trào lưu tích cực như “Dọn rác check-in”, “Thách thức mỗi ngày 1 cuốn sách”, Trào lưu chế ảnh mang tên BeLike (tạm dịch là “Hãy như tôi”)... hay trong đợt dịch Covid-19, có “Thử thách ở nhà 15 ngày”, “Thực hiện vũ điệu rửa tay”, “Thử thách đăng ảnh phong cảnh đẹp”...
-Tư vấn cho phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh và thông qua việc sử dụng nhóm lớp trên mạng xã hội về cách quản lí thời gian sử dụng mạng xã hội của các con và những biện pháp giúp con thoát khỏi các trào lưu xấu, các cạm bẫy trên mạng xã hội.
4. Đối với phụ huynh
- Học cách nói chuyện với con, biết lắng nghe
Có thể nói đây là biện pháp khó thực hiện nhất đối với mỗi phụ huynh trong quá trình giải quyết mâu thuẫn với con cái về vấn đề năng lực học tập và định hướng nghề nghiệp. Có thể do cái “ tôi” cá nhân của mỗi bậc phụ huynh quá lớn hoặc do quan niệm giáo dục Á Đông, cha mẹ không cần nghe con nói bởi những quyết định của cha mẹ là mệnh lệnh buộc con phải theo hoặc do khoảng cách tâm lí được hình thành sẵn trong mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái nên không muốn tự hạ mình để trò chuyện để tâm sự với con, để lắng nghe, để thấu hiểu những suy nghĩ những mong muốn của con. Bên cạnh đó cũng có thể do cha mẹ dành rất ít thời gian cho con, phần lớn thời gian đều giành cho công việc, cho cuộc sống mưu sinh. Ngoài ra, không chỉ trò chuyện, lắng nghe mà còn phải tôn trọng những quyết định của con ( Tuy nhiên đó phải là những quyết định mang nghĩa tích cực) và tôn trọng qua việc phải luôn luôn ủng hộ con , tạo điều kiện hết mức để con theo đuổi ước mơ.
Nếu sử dụng biện pháp này một cách triệt để như vậy không chỉ sẽ giải tỏa được những áp lực tâm lí của con, con cái sẽ có cảm giác tin tưởng vào cha mẹ hơn,
những mâu thuẫn đó đều tan biến, trả về cho cha mẹ và con cái 1 gia đình hành phúc. Ngoài ra, điều này giúp phụ huynh nắm rõ được tâm tư, nguyện vọng của con từ đó giúp cha mẹ có những hành động, lời nói phù hợp để giao hòa tâm lí với con cái, tránh được mối xung đột không cần thiết trong mối quan hệ gia đình, cho dù sau này có xảy ra bất cứ mối mâu thuẫn, xung đột nào khác cũng có thể dễ dàng giải quyết
Nhưng muốn sử dụng được biện pháp này để giải quyết mâu thuẫn với con cái các bậc phụ huynh phải gạt bỏ cái “tôi”cá nhân, mở lòng để cảm nhận để thấu hiểu để nhìn nhận quyết định cũng như khả năng của con. Tuy nhiên biện pháp này không phải sự dụng ngày một ngày hai mà hiệu quả mà đòi hỏi phụ huynh phải sử dụng biện pháp một cách thường xuyên, đúng thời điểm thích hợp, đúng tâm trạng của con.
- Xây dựng một nội quy cho các thành viên trong gia đình
Nội quy gia đình là những quan điểm tích cực của gia đình về cách chăm sóc và đối xử với các thành viên trong gia đình. Các quy tắc có thể giúp mọi người trong gia đình hòa thuận với nhau và cuốc sống gia đình trở nên bình yên hơn. Nội quy gia đình dạy mọi người trong nhà cách cư xử với nhau. Chúng giúp các thành viên thỏa mãn nhu cầu của bản thân, đồng thời tôn trọng nhu cầu của người khác. Chúng cũng tảo cảm giác an toàn đối với thành viên là con cái trong gia đình
Nội quy trong gia đình điều quan trọng nhất là tất cả cách thành viên trong gia đình chung tay thiết lập nội quy. Khi con còn nhỏ những nội quy đó có thể do bậc phụ huynh đặt ra nhưng khi con lớn hơn đặc biệt là khi con đến độ tuổi thành niên thì càng phải cho con chung tay thiết lập nội quy gia đình, phải chọn những điều quan trọng nhất để đưa vào nội quy gia đình - ví dụ, nguyên tắc “không sử dụng bạo lực gia đình” là bắt buộc với hầu hết các gia đình. Trong nội quy gia đình, mỗi bậc phụ huynh cũng như mỗi bạn học sinh có thể phát triển các nguyên tắc về an toàn, ứng xử, lịch sự, thói quen hàng ngày và tôn trọng nhau. Mỗi bậc phụ huynh khi cùng con cái đặt ra nội quy gia đình đều phải mang những ý nghĩ tích cực, không được sử dụng quyền để áp đặt những nội quy để phục vụ riêng cho cá nhân phụ
huynh bởi như vậy mâu thuẫn giữa phụ huynh và học sinh sẽ ngày càng căng thẳng mà phải thể hiện sự công bằng.
Những nội quy gia đình phải được áp dụng ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi trường hợp, với mọi đối tượng trong đó các bậc phụ huynh phải là những người tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy để làm gương cho con cái. Một vài quy tắc rõ ràng và cụ thể thường hiệu quả hơn một danh sách dài dặc và phức tạp, đặc biệt với con cái đang trong độ tuổi thanh niên là độ tuổi con cái muốn độc lập trong cách hành xử, suy nghĩ có xu hướng tự chủ, phụ huynh có thể xây dựng chiến thuật tập chung và các vấn để cơ bản để giáo dục con một cách tích cực nhưng phải an toàn và công bằng.
Việc phụ huynh chung tay với con đang ở độ tuổi thanh niên tham gia xây dựng nội quy gia đình có thể giúp con cảm thấy rằng cha mẹ đang lắng nghe và tôn trọng con. Điều này giúp ngăn chặn các mối quan hệ mâu thuẫn trong gia đình và khi xảy ra mâu thuẫn thì nội quy gia đình chính là công cụ để tháo gỡ mâu thuẫngiữa cha mẹ - con cái, hướng tới một gia đình lành mạnh.