KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu SKKN dạy học bài ôn tập văn học dân gian việt nam bằng hình thức sân khấu hóa (Trang 25 - 35)

Với đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra một mô hình chung nào cho các tiết ôn tập. Nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi đã nghĩ, đã làm trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học của bản thân. Sử dụng phương pháp trải nghiệm bằng hình thức sân khấu hóa, chúng tôi đã tạo ra một sân chơi bổ ích, thú vị, hào hứng cho HS khi học bài “Ôn tập VHDG Việt Nam”. Các em đã đón nhận ý tưởng và thực hiện những kế hoạch, chương trình rất ấn tượng, đậm đà chất “diễn xướng dân gian”. Qua quá trình thực hiện các hoạt động, chúng tôi nhận thấy tình yêu, niềm đam mê của các em HS được hun đúc, được phát triển. Khi tổ chức bài học theo phương pháp này, chúng tôi mới nhận ra một điều rằng các em HS không chỉ nắm vững các đặc trưng, đặc điểm của VHDG, mà còn hiểu rất sâu sắc các tác phẩm văn học dân gian, biết sáng tạo chuyển thể văn bản văn học thành văn bản kịch.

Trong quá trình dạy học, chúng tôi đã thực hiện phương pháp này trong các hoạt động chuyên đề của tổ, nhóm…và đã được đồng nghiệp đánh giá cao.

Năm học 2018- 2019, Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá HS sau khi dạy học bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam bằng hình thức sân khầu hóa và đem so sánh kết quả với những lớp không dạy theo phương pháp này. Kết quả thu được như sau:

T T Lớp Tổng số HS Điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 1 10a2 (TN) 38 2 2 57,9 % 16 42,1 % 0 0% 0 % 0 0% 3 10a5 (ĐC) 38 9 23,7% 22 57,9 % 7 18,4 % 0 0 % 0 0%

Với kết quả khảo sát như trên, qua đối chiếu, so sánh kết quả, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng hình thức “Sân khấu hóa” của HĐTN vào dạy một bài cụ thể mang tầm khái quát, tổng kết như bài ôn tập là rất phù hợp. Tiết học gây hứng thú học tập cao cho HS, khiến cho tỉ lệ học sinh thích học môn Ngữ văn ngày càng cao. Chính phương

pháp dạy học này đã rèn luyện được nhiều phẩm chất và năng lực cần có cho các em trong thời đại hiện đại hôm nay.

KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 1. Kết luận:

1.1 Đề tài đã cho thấy tác dụng của hình thức Sân khấu hóa trong việc góp phần nâng cao hiểu biết về văn học dân gian, hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia và tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh. Đồng thời, bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác cho học sinh, bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn những giá trị tinh thần vô giá của kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

1.2 Với phương pháp dạy học này, trọng tâm không phải đặt vào khâu tiến trình lên lớp như thế nào? Mà quan trọng nhất là khâu chuẩn bị của GV và HS trong việc thực hiện các hoạt động để tiến hành lên lớp. Đề tài đã xây dựng khá cụ thể các bước chuản bị và các hoạt động cần thiết để thực hiện thành công một buổi trải nghiệm “diễn xướng” Văn học Dân gian nhằm mục đích ôn tập, nâng cao và mở rộng kiến thức VHDG.

1.3 Để dạy học các tiết ôn tập theo hình thức sân khấu hóa, đòi hỏi GV phải có lòng nhiệt tình, chịu khó tìm tòi, lên ý tưởng xây dựng kế hoạch rõ ràng, khơi gợi niềm hứng thú từ HS để các em chính là “trung tâm” của hoạt động dạy học. Mặt khác, GV phải tập cho HS thói quen soạn bài hằng ngày, biết tìm tòi những bài viết, các chương trình liên quan ….

2. Đề xuất

Trên cơ sở những điều đã đạt được của đề tài nghiên cứu, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:

2.1. Đối với Nhà trường:

- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là phương pháp giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa; đổi mới dạy học theo hướng nghiên cứu bài học theo tinh thần của Bộ giáo dục và Đào tạo.

- Cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn Ngữ văn, bổ sung thêm hệ thống thiết bị hiện đại trong dạy học để GV và HS dễ dàng tiếp cận tri thức mới và tiến hành hoạt động dạy học theo phương pháp mới.

2.2. Đối với tổ chuyên môn:

- Nên tổ chức hội thảo bằng những chuyên đề cụ thể trong các buổi sinh hoạt chuyên môn

- Xây dựng các câu lạc bộ (Thơ, văn, kịch…) để HS có cơ hội tham gia, thể hiện và trải nghiệm thực tế.

2.3. Đối với giáo viên Ngữ văn:

- Không ngừng rèn luyện, trau dồi chuyên môn, tích cực nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú học tập, tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp học sinh ngày càng yêu thích bộ môn Ngữ văn.

- Mạnh dạn lên chương trình cho những tiết học theo phương pháp trải nghiệm để phát huy cao độ những kĩ năng, phầm chất cần thiết cho HS.

Đề tài là tâm huyết của chúng tôi, mong rằng những ý kiến này sẽ đóng góp được phần nào trong việc tạo hứng thú cho GV và HS khi dạy học môn Ngữ văn nói chung và tiết ôn tập văn học nói riêng. Trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý đồng nghiệp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đầy đủ hơn và có thể áp dụng có hiệu quả hơn nữa trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn ở bậc THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Kim Anh (2013), “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 96, tháng 9/2013.

2. Bùi Ngọc Diệp (2005), “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT”, Tạp chí Giáo dục số 114 tháng 5/2005.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ Văn ở trường THPT, nhà xuât bản Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.

5. Lê Tiến Hùng - Hà Nhật Thăng (1995), Tổ chức hoạt động giáo dục, nhà xuất bản Giáo dục.

6. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

7. Lê Khánh Tùng, các dạng thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Đại học Sư phạm Huế).

8. Nguyễn Thị Trâm (2017), “Trải nghiệm sáng tạo - hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới” Báo giáo dục và thời đại, tháng 12/2017.

PHỤ LỤC

1. Một số hình ảnh trong buổi sân khấu hóa tiết Ôn tập VHDG Việt Nam: - Tổ chức trong lớp học:

Cảnh xử kiện của Thầy Lí trong “Nhưng nó phải bằng hai mày”

- Tổ chức tập trung:

Kịch Đăm Săn

Kịch: Kể chuyện Tấm Cám

Trang phục Mị Châu, trang phục Ê-đê

Cảnh 1:

(Trong cảnh bà đang dỗ cháu ngủ)

Cháu:Hôm nay bà kể chuyện cho cháu nghe được không? Bà:Thế cháu muốn bà kể chuyện gì nào?

Cháu:Cháu nghe các anh chị học lớp 10 bảo các anh chị được học chuyện cổ tích gì gì ấy?Gì mà cô Tấm cô Cám(vừa nói vừa gãi đầu làm ra vẻ không nhớ)

Bà :À bà biết rồi có phải là câu chuyện Tấm Cám không? Cháu:À đúng rồi là chuyện cổ tích Tấm Cám.Bà kể đi bà kể đi Bà:Thế thì để ta kể cháu nghe nhé

Cảnh 2:

(Cháu nằm gối đầu trên chân bà)

Bà:Ngày xửa ngày xưa,có 1 gia đình nọ có 2 ce cùng cha khác mẹ.Một cô là Tấm,1 cô là Cám.Tấm là con của bà vợ cả đã quá cố.Cám là con của bà vợ lẻ.Nhưng không lâu sau thì cha của Tấm cũng qua đời.Tấm phải sống chung với dì ghẻ và Cám.Hằng ngày dì ghẻ bắt Tấm làm hết mọi công việc hết chăn trâu, gánh nước lại thái khoai vớt bèo.Còn Cám thì lại ung dung ăn ngon mặc đẹp suốt ngày rong chơi đây đó,không phải làm một việc gì nặng nhọc.

Cháu:sao dì ghẻ lại không công bằng vậy hở bà?Bà ta thật ghê gớm,tội nghiệp cho cô Tấm

Cảnh 3:

Bà:Rồi 1 hôm dì ghẻ đưa cho 2 ce mỗi người 1 cái giỏ bảo ra đồng bắt tôm bắt tép Dì ghẻ:Này 2 ce chúng mày ra đồng kia mà bắt tôm bắt tép.Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho cái yếm đỏ!

Bà: Ra đồng Tấm lúi húy chăm chỉ mò cua bắt chạy từ đầm này qua hồ khác.Còn Cám thì nhởn nhơ đủng đỉnh từ ruộng này qua ruộng kia mãi tới chiều vẫn không bắt được con nào.(Tấm và Cám đồng thời diễn bối cảnh này)

Thấy Tấm bắt Tấm bắt được 1 giỏ đầy tôm tép.Cám bèn bảo: Cám:Chị Tấm ơi!Đầu chị lấm,chị hụp cho sâu khỏi về mẹ mắng.

Tấm:Thế em đợi chị ở đây.Chị ra tắm ra cái ao kia tắm 1 lúc rồi về.(Tấm chạy ra phía sau sân khấu)

Cám:(cười nhếch môi đắc ý) Người gì đâu mà ‘’khôn’’ thế không biết.’’Của để trước mắt thì đừng trách trộm’’ cho chừa cái tội lẳng lơ,tao nói thế mà cũng tin.

(Cám diễn cảnh trút hết giỏ tôm tép của Tâm sang giỏ của mình rồi chạy về)

Tấm:Cám ơi,em đâu rồi(quay lại thấy cái giỏ trống,úp mặt khóc huhu).Thế này thì về gì đánh chết.

(Bụt hiện lên)

Bụt:tại sao con khóc?

Tấm:con con…(vừa khóc vừa kể)

Bà:Thế là Tấm kể hết mọi sự tình cho Bụt nghe.Bụt liền nói… Bụt:Con hãy nín đi xem trong giỏ còn lại cái gì không?

Tấm:( nhìn vào giỏ rồi nói ) chỉ còn 1 con cá bống ạ ………

Một phần của tài liệu SKKN dạy học bài ôn tập văn học dân gian việt nam bằng hình thức sân khấu hóa (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w