Các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 58 - 68)

địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.1.2.1. Ca trù của ngƣời Việt

Ca trù có nhiều tên gọi, theo từng địa phƣơng, có nơi gọi là hát cửa

đình, hát ả đào, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca

công. Ca trù là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc

biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam; gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngƣỡng, văn chƣơng, âm nhạc, tƣ tƣởng, triết lý sống của ngƣời Việt.

Theo đánh giá của UNESCO: Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay; đƣợc biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, đƣợc chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các giáo phƣờng. Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ Ca trù, song Ca trù hiện nay vẫn đang bị mai một đến mức đáng báo động. Việc duy trì thƣờng xuyên các buổi biểu diễn Ca trù tại các Câu lạc bộ và nâng cao chất lƣợng nghệ thuật của loại hình này là vấn đề đặt ra đối với công việc bảo vệ Ca trù. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao nhận

thức về Ca trù để công chúng biết đến và hiểu rõ hơn về di sản dân tộc, khẳng định vị thế cả nó trong xã hội hiện đại. Đồng thời, cần phải hỗ trợ các nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy và khuyến khích lớptrẻ theo học Ca trù.

Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại Abu Dhabi, Tiểu vƣơng quốc Arập thống nhất, Ca trù đƣợc UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp, trong đó, Phú Thọ là một trong 14 tỉnh, thành phố trên cả nƣớcđƣợc công nhận.

Tỉnh Phú Thọ hiện có 3 câu lạc bộ Ca trù đang duy trì hoạt động đó là Câu lạc bộ Ca trù của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; câu lạc bộ Ca trù thành phố Việt Trì và câu lạc bộ Ca trù xã Bình Bộ (huyện Phù Ninh). Cụ Phạm Thị Bang hơn 90 tuổi, xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh (đã mất 2013) là ngƣời duy nhất đƣợc công nhận là Nghệ nhân dân gian Việt Nam (do Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam công nhận năm 2005).

2.1.2.2. Hát Xoan

Hát Xoan còn đƣợc gọi là Khúc môn đình, ca môn đình (hát cửa đình),

là lối hát thờ thần; tƣơng truyền có từ thời các Vua Hùng. Hát Xoan là loại

hình dân ca nghi lễ phong tục, với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thƣờng biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng Đất Tổ Hùng

Vƣơng. Hát Xoan Phú Thọ đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi

vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp ngày 24 tháng 11 năm 2011.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hồ sơ Hát Xoan hội đủ các yêu cầu

cần thiết của UNESCO để đƣợc công nhận, đó là: tính giá trị; tính cộng đồng

trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác; sức sống mạnh mẽ

của Hát Xoan cũng nhƣ cam kết bảo vệ nghệ thuật này không bị biến mất

trong đời sống hiện đại. Hồ sơ hát Xoan Phú Thọ là một trong những hồ sơ

nhận đƣợc sự ủng hộ tuyệt đối của Hội đồng khoa học xét duyệt sơ khảo và đƣợc UNESCO đánh giá là hồ sơ tốt nhất trong quá trình xét duyệt.

Theo sử sách ghi lại thì hát Xoan Phú Thọ đã ra đời từ thời các Vua Hùng dựng nƣớc; tồn tại cho đến ngày nay là di sản văn hóa dân gian đặc sắc của cƣ dân nông nghiệp vùng Đất Tổ. Trên chặng đƣờng dài của lịch sử, hát Xoan đã đƣợc nhiều thế hệ nối tiếp trao truyền; nhiều ngƣời có chức sắc; các nhân sĩ trí thức đã nâng đỡ, tạo điều kiện duy trì, phát triển. Do nguồn gốc của hát Xoan gắn với những câu chuyện truyền thuyết của thời đại Vua Hùng; các làng Xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nƣớc Văn Lang. Bốn phƣờng xoan cổ là: An Thái, Phù Đức, Kim Đái (Kim Đới) và Thét, nằm ở hai xã Kim Đức và Phƣợng Lâu, thuộc thành phố Việt Trì, nên hát Xoan còn bảo lƣu đƣợc nhiều yếu tố cổ, thuộc tầng sâu của Văn hóa dân gian thời đại sơ khai dựng nƣớc của dân tộc ta.

Hát Xoan vừa là sản phẩm văn hóa dân gian đặc sắc, vừa là hiện tƣợng văn hóa dân gian đặc trƣng của vùng Đất Tổ Hùng Vƣơng. Là một loại hình nghệ thuật dân gian cổ truyền phát triển theo phƣơng thức truyền khẩu, truyền ngôn, truyền nghề; có lịch sử lâu đời và có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng của cƣ dân nông nghiệp.

Hát Xoan đã vƣợt qua không gian văn hóa Phú Thọ để đến với cộng đồng các dân tộc Việt Nam và cả nhân loại trêntoàn thế giới, qua ngàn đời nó vẫn thể hiện đƣợc sức sống tiềm tàng.

2.1.2.3. Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng

Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng không phải một tôn giáo mà chính

là biểu trƣng của lòng thành kính, sự biết ơn, tri ân công đức các Vua Hùng -

những ngƣời đã có công dựng nƣớc Văn Lang. Hàng năm, Việt Nam lấy ngày

mùng 10 tháng 3 âm lịch là ngày Giỗ Tổ hay còn gọi là Quốc giỗ.

Ngày 6 tháng 12 năm 2012, tại phiên họp lần thứ 7, UNESCO đã công nhận “Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ, Việt Nam” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào vô hạn của Việt

Nam vì là di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam đƣợc vinh danh ở loại hình tín ngƣỡng. Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng không phải một tôn giáo mà chính là biểu trƣng của lòng thành kính, sự biết ơn- tri ân công đức các Vua Hùng - những ngƣời có công dựng nƣớc Văn Lang. Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc phủ rộng với mật độ dày đặc ở tất cả các làng, xã; song Đền Hùng là trung tâm thực hành Tín ngƣỡng thờcúng Hùng Vƣơng lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Theo đánh giá của UNESCO: di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi ngƣời dân. Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2011 về Nghi lễ Nhà nƣớc, trong đó có quy định chi tiết nghi lễ tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vƣơng hàng năm. Năm 2007, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung, điều 73 của Bộ luật lao động cho phép ngƣời lao động đƣợc nghỉ làm việc, hƣởng nguyên lƣơng trong ngày lễ Giỗ Tổ.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 326 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vƣơng. Trong đó có các di tích ở các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập, thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ. Trong số các di tích ấy, Đền Hùng là Trung tâm thực hành nghi lễ tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng lớn nhất và lâu đời nhất ở Việt Nam. Lễ hội Đền Hùng là lễ hội duy nhấtđƣợc tổ chức quy mô cấp quốc gia.

2.1.2.4. Hiện trạng chung của các di sản ở tỉnh Phú Thọ

Trƣớc đây, do nhận thức chƣa đầy đủ về di sản văn hóa phi vật thể, coi nó chỉ là một bộ phận mang tính chức năng của di sản văn hóa vật thể mà không phải là một dạng di sản có tính độc lập tƣơng đối. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng, dẫn đến tình trạng nhiều giá trị văn hóa phi vật thể bị biến dạng và thậm chí còn bị mai một, thất

truyền. Bên cạnh đó, trƣớc nguy cơ của thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, các di sản văn hóa phi vật thể cũng chịu tác động không nhỏ. Hai di sản văn hóa phi vật thể của Phú Thọ đƣợc UNESCO công nhận đó là Ca trù và hát Xoan thì đều đƣợc xếp vào Danh sách cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp. Các di sản văn hóa phi vật thể hầu hết là loại hình đƣợc truyền khẩu, các nghệ nhân đều đã cao tuổi và có rất nhiều ngƣời đã qua đời làm mất mát một phần lớn các di sản. Trƣớc thực trạng đó, tỉnh Phú Thọ vẫn đang tiếp tục xây dựng lộ trình lập hồ sơ di sản văn hoá của các vùng đất cổ Phú Thọ đề nghị UNESCO công nhận.

Tuy nhiên, trong quá trình đầu tƣ phục dựng lại các di sản văn hóa phi vật thể đã bị mai một cũng cần đƣợc tiến hành hết sức khoa học để giữ đƣợc tính chính xác mà vẫn gắn với không gian sinh hoạt cộng đồng. Việc bảo tồn và phát huy di sản yêu cầu các cán bộ quản lý phải có sự hiểu biết chuyên sâu về di sản văn hóa phi vật thể đó, tránh việc cải biên làm biến đổi di sản hoặc tách di sản ra khỏi không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng sẽ làm mất đi giá trị và bản sắc của di sản.

2.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỂ DI SẢN VĂN HÓA PHI

VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

PHÖ THỌ

2.2.1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực thi chính sách về di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc những khuyến nghị của UNESCO tại Điều II của Công ƣớc 2003 liên quan tới trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên. Đặc biệt, theo đúng tinh thần Công ƣớc 2003, Việt Nam luôn chủ động thực hiện các kế hoạch hành động liên quan tới việc bảo tồn 11 di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO vinh danh.

Phú Thọ - điểm đến của 3 di sản thế giới, trong nhiều năm qua đã có những chủ trƣơng, chính sách, biện pháp tích cực để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. Ngay sau khi các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh đƣợc vinh danh, tỉnh đã đƣa ra và thực hiện rất nhiều chính sách, đề án, chƣơng trình hành động cụ thể đối với từng loại hình di sản. Thành phố Việt Trì, nơi đang lƣu giữ cả ba loại hình di sản này cũng đã đƣa ra một số chƣơng trình hỗ trợ cụ thể cho các cộng đồng đang trực tiếp bảo tồn và lƣu truyền di sản.

* Ca trù của người Việt

Để bảo tồn, phát huy giá trị di sản Ca trù, từ sau ngày Ca trù đƣợc UNESCO đƣa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch, tham mƣu cho UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ nghệ nhân cao tuổi và tăng cƣờng tổ chức các lớp truyền nghề; đồng thời xây dựng và ban hành cơ chế quản lý, tổ chức và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ Ca trù, sớm đƣa Ca trù vào giảng dạy trong các trƣờng Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch của tỉnh. Năm 2010, một câu lạc bộ Ca trù trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đƣợc thành lập với 15 thành viên tham gia, gắn hoạt động của câu lạc bộ Ca trù với câu lạc bộ hát Xoan. Thông qua các câu lạc bộ này, Sở bƣớc đầu đã hỗ trợ kinh phí mua trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, trang phục biểu diễn….

Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đang xây dựng kế hoạch, tham mƣu cho UBND tỉnh để có chính sách hỗ trợ các nghệ nhân cao tuổi và tăng cƣờng tổ chức các lớp truyền dạy cho lớp trẻ kế cận. Đồng thời, xây dựng và ban hành cơ chế quản lý, tổ chức và đầu tƣ kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ Ca trù; đƣa Ca trù vào giảng dạy trong trƣờng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch của tỉnh; tăng cƣờng tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, giúp ngƣời dân hiểu, yêu thích và trân trọng loại hình nghệ thuậtnày.

* Hát Xoan Phú Thọ

Trong ba di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, hát Xoan Phú Thọ luôn đƣợc tỉnh đặt sự quan tâmlên hàng đầu với mục tiêu đƣa hát Xoan thoát khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Xác định rõ mục tiêu đó, ngay từ khi hát Xoan đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo giữa các ban ngành có liên quan của tỉnh với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học nhằm tìm ra hƣớng đi tốt nhất, nhanh nhất để đƣa hát Xoan thoát khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp. Kết quả chỉ trong vòng 3 tháng kể từ khi hát Xoan đƣợc vinh danh, ngày 13 tháng 2 năm 2012, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành “Chƣơng trình Hành động về việc Bảo tồn và Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp - hát Xoan Phú Thọ, giai đoạn 2012 - 2015”. Sau khi đƣợc công nhận, mỗi năm UBND tỉnh Phú Thọ đã hỗ trợ 50 triệu đồng và UBND thành phố Việt Trì hỗ trợ 50 triệu đồng cho mỗi phƣờng Xoan làm quỹ hoạt động. Từnăm 2012 đến năm 2015, hát Xoan luôn đƣợc kiểm kê, sƣu tầm, khôi phục và cập nhật thƣờng xuyên với sự tham gia đóng góp tích cực từ cộng đồng.

Tiếp đó, ngày 7 tháng 11 năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp của nhân loại - hát Xoan Phú Thọ, giai đoạn 2013 - 2020”. Căn cứ vào các nội dung cụ thể của đề án và chƣơng trình hành động, các cấp, các ngành có liên quan đã triển khai ngay những công việc cần thiết. Bên cạnh những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, tỉnh Phú Thọ chú trọng làm tốt công tác rà soát, tôn vinh các danh hiệu cao quý (nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ƣu tú) và ban hành chính sách đãi ngộ cụ thể, tôn vinh đối với những “Báu vật nhân văn sống”, những ngƣời có công bảo vệ, truyền dạy và phát

huy giá trị di sản. Tỉnh Phú Thọ đã đi tiên phong trong việc xây dựng đề án bảo tồn hát Xoan, đề ra và thực hiện chính sách tôn vinh, hỗ trợ nghệ nhân tại các phƣờng Xoan cổ. Điều đó có ý nghĩa khích lệ to lớn đối với các nghệ nhân hát Xoan, đồng thời đóng góp kinh nghiệm thực tiễn cho Nhà nƣớc trong việc ban hành các chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân.

Tính đến hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã tạo đƣợc cho Xoan một sức sống mới, một sức lan tỏa mạnh mẽ. Từ chỗ không gian hát Xoan chỉ bó hẹp trong các cửa đìnhvào các dịp lễ hội thì nay, tỉnh Phú Thọ đã có những giải pháp cụ thể để quảng bá hát Xoan nhƣ: tổ chức phục dựng tục hát Xoan nƣớc nghĩa giữa các làng Xoan và địa phƣơng, đƣa hát Xoan gắn với du lịch, tham gia vào các hội diễn, các buổi giao lƣu văn hóa, văn nghệ trong tỉnh, tại các tỉnh bạn và ở nƣớc ngoài tạo điều kiện để cộng đồng đƣợc giao lƣu, trình diễn, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các cộng đồng di sản văn hóa phi vật thể khác ở trong nƣớc và quốc tế.

Việc tu bổ, tôn tạo lại các di tích liên quan đến hát Xoan nhƣ miếu Lãi Lèn, đình Thét, đình An Thái,… để khôi phục lại một không gian riêng cho hát Xoan đƣợc tỉnh hết sức chú trọng. Tỉnh Phú Thọ đã tăng cƣờng các nguồn lực đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc đi đôi với các nguồn lực xã hội hóa để bảo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)