0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Trách nhiệm giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỔ CHƯC THỰC HIỆN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK (Trang 27 -27 )

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Trách nhiệm giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên

1.3.1. Trách nhim ca các B

Điều 25 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 ghi nhận khá rõ trách nhiệm của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý triển khai thực hiện; xác định nội dung và hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng; biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành; bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của nhân dân. Các cơ quan này phải tổ chức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý, chú trọng thực hiện thông qua phổ biến pháp luật trực tiếp, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, trang thông tin điện tử của cơ quan, các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn; xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của bộ, ngành; chỉ đạo các trường, cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn pháp luật.

Với tư cách là Bộ chủ quản trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cấp học và trình độ đào tạo; quy định thời gian, lộ trình hoàn thành việc chuẩn hóa giáo viên dạy môn pháp luật. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở dạy nghề.

28

1.3.2. Trách nhim ca y ban nhân dân tnh

Căn cứ Khoản 2 Điều 27 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về giáo dục pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác giáo dục pháp luật; xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn pháp luật theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động giáo dục pháp luật.

1.3.3. Trách nhim ca các Trường trung cp chuyên nghip

Là các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật, các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân (trong đó có trường TCCN) có trách nhiệm được quy định tại Điều 31 của Luật. Theo đó, các trường TCCN sẽ căn cứ vào nội dung, hình thức giáo dục pháp luật ở từng cấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật, bố trí giáo viên dạy môn pháp luật theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các trường phải phối hợp với gia đình và xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

1.4. Các yếu tố bảo đảm cho tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật trong các Trường trung cấp chuyên nghiệp

1.4.1. Bảo đảm chính tr

Giáo dục pháp luật cho thanh niên có ý nghĩa quan trọng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những Nghị quyết, Chỉ thị trong đó khẳng định để nâng cao ý

29

thức pháp luật cho thanh niên đòi hỏi phải thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, thanh niên phải có sức khỏe, tri thức và chủ động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, kiên định lập trường chính trị, tư tưởng theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Để tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật tốt tại các trường TCCN, trước hết các điều kiện chính trị của đất nước phải ổn định. Những giá trị về dân chủ, công bằng, văn minh phải được chuyển tải trong cuộc sống và trong pháp luật, được hiểu và vận dụng thống nhất trong đời sống với mọi chủ thể không phân biệt vị trí xã hội, nghề nghiệp, dân tộc. Có như vậy, việc đưa kiến thức tới học viên mới đảm bảo đầy đủ và thuyết phục.

1.4.2. Bảo đảm pháp l

Trước hết, việc tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật tại các trường TCCN phải phù hợp với định hướng giáo dục pháp luật của Đảng và Nhà nước; kế hoạch triển khai công tác giáo dục pháp luật của các Bộ ngành và chính quyền địa phương. Ngoài ra, hệ thống pháp lý liên quan tới nội dung giáo dục pháp luật cũng cần đảm bảo tính ổn định, liên tục cập nhật để phù hợp với thực tiễn lập pháp.

1.4.3. Bảo đảm về nguồn lc

Nghị quyết TW 3 Khóa XII đã khẳng định “phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước, của cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”. Muốn vậy, việc huy động các nguồn lực, đặc biệt các nguồn lực từ xã hội phục vụ công tác giáo dục pháp luật là yêu cầu bắt buộc. Nguồn lực tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật tại các trường

30

TCCN bao gồm nguồn nhân lực là các cán bộ, giáo viên giảng dạy; cơ sở vật chất; nội dung chương trình; các giáo cụ… cũng cần được đảm bảo đầy đủ để quá trình truyền đạt kiến thức tới người học được đầy đủ và sáng tạo, giúp người học tiếp cận và xây dựng nhận thức pháp luật.

Trong định hướng xã hội hóa giáo dục, các nguồn lực xã hội đến từ các tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ… sẽ đóng vai trò quan trọng bổ trợ cho những nguồn lực tại chỗ của các trường TCCN để đổi mới, hoàn thiện trong nội dung và phương pháp truyền đạt kiến thức tới người học.

Thực tế tại Đắk Lắk cho thấy, ngân sách đầu tư cho giáo dục TCCN nói chung và giáo dục pháp luật tại các trường TCCN còn hạn chế. Bản thân các trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trường lớp, phương tiện học tập. Trình độ dân trí ở tỉnh Đắk Lắk còn thấp. Bởi vậy, phương thức giáo dục pháp luật tốt nhất đối với các tỉnh còn nghèo như Đắk Lắk là tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục. Cụ thể, cần thiết xây dựng một xã hội học tập và thực hiện pháp luật; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đa dạng các hình thức truyền đạt kiến thức; truyền đạt kiến thức nhằm hướng tới định hình nhận thức, chứ không đơn thuần là ghi nhớ kiến thức; phối hợp giữa giảng dạy trên lớp và ứng dụng tình huống thực tế. Với những phương pháp như vậy, việc tận dụng các nguồn lực xã hội sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả cao hơn, cũng phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh.

1.5. Kinh nghiệm tổ chức giáo dục pháp luật ở các Trường trung cấp chuyên nghiệp và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Đắk Lắk

1.5.1. Kinh nghim ở mt sđịa phương Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

31

Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh đã cố gắng áp dụng nhiều giải pháp thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật, trong đó tập trung vào ba giải pháp sau:

Thứ nhất, lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào tuần học chính trị đầu khóa, vào các bộ môn phù hợp.

Thứ hai, tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục pháp luật cho học viên, để pháp luật không còn là lý thuyết suông mà phải được thể hiện trong các hành vi cụ thể hàng ngày của các em.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên pháp luật trong thời gian tới. Đây là giải pháp quan trọng nhất.

Trên cơ sở đó, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện 03 đổi mới, cụ thể:

Giáo viên giảng dạy môn Pháp luật tại các trường TCCN phải thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá để nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hạn chế ghi nhớ máy móc, chuyển từ kiểm tra nhận thức là chính sang kiểm tra, đánh giá thái độ, kỹ năng, hành vi vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đề kiểm tra phải đạt được các yêu cầu về kiến thức, kỷ năng, về sự vận dụng vào thực tế cuộc sống. Đồng thời, kết hợp và vận dụng linh hoạt phương pháp kiểm tra tự luận và trắc nghiệm. Ngoài ra, các trường tổ chức các chuyên đề, các tiết thao giảng, dự giờ, thăm lớp để chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy học sinh. Trên cơ sở tham dự những lớp bồi dưỡng tập huấn do Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố, Sở Tư pháp, Hội Luật gia tổ chức và tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn qua tài liệu, qua dự giờ góp ý của đồng nghiệp, các giáo viên đã từng bước hoàn thiện việc soạn giảng phần pháp luật và biết kết hợp các phương pháp truyền thống với hiện đại làm cho tiết học nhẹ nhàng và thu hút học sinh hơn.

32

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, một số trường đã tổ chức cho học sinh tham dự những phiên tòa xét xử các vụ án có liên quan đến đối tượng học sinh - học viên như: đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm trọng, mua bán ma túy, cướp giật tài sản công dân… Nhiều trường đã tổ chức các hội thi: làm băng rôn, khẩu hiệu, thi tiểu phẩm, đố vui, sưu tầm tình huống đạo đức, pháp luật,phê phán những tệ nạn xã hội… Các trường cũng phối hợp với Sở Tư pháp, Ban An toàn giao thông (ATGT), Ủy ban Dân số gia đình trẻ em, Ủy ban Phòng chống AIDS Thành phố tổ chức thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) cho học viên. Ngoài ra, còn phối hợp với ngành Công an trong việc xử lý các vi phạm về ATGT của học sinh - học viên: vi phạm luật giao thông, điều khiển xe trên 50 phân khối nhưng chưa có bằng lái.

Trên cơ sở tổ chức, tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tham gia sưu tầm hình ảnh, quay phim tư liệu, vẽ tranh, bài viết…, học sinh có điều kiện để phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập. Đồng thời, thông qua các hoạt động ngoại khóa, hội thi đã giúp học sinh xây dựng được thái độ, ý thức đúng đắn về pháp luật. Những kinh nghiệm đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật tại các đơn vị điển hình được nhân rộng hình thành một phong trào rộng lớn trong toàn ngành tạo ra động lực lớn để nâng cao chất lượng dạy học. [27]

Kinh nghiệm của Hà Nội

Ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật. Cụ thể là:

33

Thứ nhất, chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác giáo dục pháp luật trong các trường với nhiều hình thức.

Hàng năm, Đảng uỷ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Ngoài việc tổ chức quán triệt chỉ thị, thông báo, kết luận của cấp trên về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn Ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo các phòng chuyên môn xây dựng Kế hoạch giáo dục pháp luật triển khai đến 100% các đơn vị, trường học trên địa bàn Thành phố; trong đó, chú trọng các nội dung tuyên truyền, phổ biến về Luật hình sự; Luật phòng chống tham nhũng; Pháp lệnh dân số - kế hoạch hoá gia đình; Luật giáo dục; Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em; Luật phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em; Luật phòng chống ma tuý; Luật phòng chống HIV/AIDS; Luật giao thông; Luật bảo vệ môi trường; Pháp lệnh phòng chống hút thuốc lá, và các tệ nạn xã hội khác. Từ đó chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng các đợt sinh hoạt chính trị, thời sự; triển khai học tập các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Thành phố và các chủ trương của ngành theo định kỳ.

Thứ hai, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có sự phối hợp chặt chẽ với Công an Thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức công tác PBGDPL tới các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã, các trường THPT, trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX), các trường Cao đẳng,

34

Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc. Trong thời gian cuối kỳ nghỉ hè, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tập huấn công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Từ đó, chỉ đạo các đơn vị trường học và các cơ sở giáo dục triển khai nghiêm túc tới học sinh học viên 100% các đơn vị trường học về:

- Học tập Luật phòng chống ma tuý, Luật phòng chống HIV/AIDS, Luật giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt…; công tác phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em; côngtác phòng chống tệ nạn xã hội.

- Ký cam kết thực hiện trật tự an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội.

- Phối hợp với các lực lượng xã hội làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật bằng các hoạt động ngoại khoá có hiệu quả thiết thực.

- Tích cực chỉ đạo phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng nhà trường văn hoá – nhà giáo mẫu mực - học sinh thanh lịch”.

Đặc biệt Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp Hà Nội thực hiện tốt công tác giáo dục Pháp luật cho cán bộ, giáo viên, HSSV trong toàn Ngành: Mở lớp tập huấn giáo dục Pháp luật cho cán bộ quản lý, giáo viên môn học giáo dục pháp luật về các bộ luật: Luật hình sự; Luật phòng chống tham nhũng; Pháp lệnh dân số - kế hoạch hoá gia đình; Luật giáo dục; Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em; Luật chống buôn bán phụ nữ, trẻ em; Luật phòng chống ma tuý; Luật phòng chống HIV/AIDS; Luật giao thông; Luật bảo vệ môi trường; Pháp lệnh phòng chống hút thuốc lá, xây dựng trường học “không khói thuốc”… Thực hiện tuyên truyền phổ biến Luật phòng chống buôn

35

bán phụ nữ, trẻ em cho 100% các đơn vị trường học và các cơ sở giáo dục trực thuộc;

Năm học 2013 – 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Công an Thành phố Hà Nội ra 02 văn bản liên ngành: Quy chế phối hợp phối hợp thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Kế hoạch Liên ngành tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong các trường học và các cơ sở giáo dục năm học 2013 –

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỔ CHƯC THỰC HIỆN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK (Trang 27 -27 )

×